Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Chuyển đổi số trong bán lẻ là gì? Công cụ hỗ trợ...

Chuyển đổi số trong bán lẻ là gì? Công cụ hỗ trợ chuyển đổi số bán lẻ thành công

124

Dịch Covid-19 đã trở thành “chất xúc tác” mạnh mẽ làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Các hoạt động mua sắm offline tại cửa hàng, siêu thị… giảm, thay vào đó là chi tiêu online trên sàn TMĐT, website, mạng xã hội. Đòi hỏi các cửa hàng, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số trong bán lẻ, chuyển đổi mô hình từ bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh để tiếp cận tới nhiều khách hàng, gia tăng doanh số hiệu quả.

1. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì? 

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường nghe đến khái niệm “Chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?

Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Theo wikipedia, chuyển đổi số (digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc.

Trong cuộc cách mạng 4.0, ngành bán lẻ là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất từ chuyển đổi số, đặc biệt khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Việc ứng dụng công nghệ vào bán hàng giúp nâng cao trải nghiệm, thúc đẩy nhu cầu mua sắm và phát sinh những nhu cầu mới.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc tích hợp các ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức quản lý bán hàng, thay đổi mô hình kinh doanh và mang đến những giá trị – trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho khách hàng. Những ứng dụng công nghệ như: chatbot tự động, phần mềm quản lý bán hàng, điện toán đám mây (cloud)…

2. Lợi ích của chuyển đổi số trong bán lẻ 

2.1. Ứng dụng công nghệ hỗ trợ thanh toán tính tiền in hóa đơn nhanh chóng hơn

Chuyển đổi số trong bán lẻ giúp cửa hàng/doanh nghiệp tính tiền, thanh toán và in hóa đơn nhanh hơn. Cụ thể, thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tự động sinh mã vạch SKU, khi thanh toán nhân viên chỉ cần dùng máy quét mã vạch phần mềm sẽ tự động tính tiền, in hóa đơn.

Mã vạch đó cũng được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các quá trình liên quan như nhập, xuất kho, kiểm kê tại cửa hàng bán lẻ.

lợi ích của chuyển đổi số trong bán lẻ

2.2. Mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị với công nghệ thực tế ảo 

Công nghệ thực tế ảo (VR) thường được sử dụng trong các ngành bán lẻ nội thất, ô tô,… tạo cho khách hàng nhiều trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, thúc đẩy khả năng sẵn sàng mua của khách hàng cao hơn.

Cụ thể, khách hàng không cần đến tận showroom, chỉ cần sử dụng thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ thực tế ảo có thể xem hàng ở bất cứ đâu, mọi lúc mọi nơi.

2.3. Dễ dàng check mọi thông tin sản phẩm hoặc thanh toán qua QR Code

Khi áp dụng chuyển đổi số vào ngành bán lẻ, khách hàng có thể quét mã QR trên sản phẩm để biết thêm thông tin, nguồn gốc, giá thành của sản phẩm. QR code hỗ trợ thực hiện thanh toán thông qua các ứng dụng ví điện thử hoặc liên kết với ngân hàng giúp mua sắm nhanh chóng, thuận lợi hơn.

2.4. Xây dựng quy trình quản lý – bán hàng chuyên nghiệp 

Quy trình quản lý – bán hàng tại cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ bao gồm: quy trình bán hàng, quy trình phân phối – vận chuyển, quy trình quản lý kho, quy trình chăm sóc khách hàng,…

Ứng dụng giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ giúp cửa hàng bán lẻ chuẩn hóa các quy trình, làm việc khoa học, chuyên nghiệp hơn. Cung cấp nền tảng tự động kết nối các bộ phận với nhau, chủ cửa hàng/chủ doanh nghiệp quản lý trên 1 hệ thống tiện lợi.

2.5. Hỗ trợ quản lý nhân viên và kiểm soát năng suất làm việc hiệu quả

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ bạn phân quyền nhân viên theo vai trò, hạn chế thất thoát, gian lận. Phân chia ca làm để đảm bảo nhân viên làm việc đúng giờ, tiện quản lý. Mọi hóa đơn giao dịch thành công trong giờ làm việc của nhân viên đều được thông báo về app quản lý.

Chủ cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng nắm được tình hình kinh doanh, đánh giá đúng năng suất làm việc của nhân viên nhờ vào công nghệ.

Quản lý nhân viên kinh doanh chuỗi

2.6. Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu

Ứng dụng công nghệ số giúp cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, vận hành và quản lý. Ví dụ, thay vì cần tuyển 2-3 nhân viên kiểm kho cho cửa hàng quần áo quy mô 30m3 thì sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và thực hiện đúng quy trình quản lý kho chuẩn ISO thì bạn chỉ cần 1 nhân viên. Mọi thay đổi: hàng ra, hàng vào đều được cập nhật tự động trên hệ thống.

Chủ cửa hàng có nhiều thời gian hơn để tập trung vào nguồn hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh… mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn.

Nhờ việc ứng dụng chuyển đổi số, cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng tự động hóa những quy trình trước đây thực hiện theo cách thủ công, tốn nhiều thời gian. Từ đó tác động tích cực đến năng suất làm việc của nhân viên, gia tăng doanh thu hiệu quả.

3. Những xu hướng chuyển đổi số trong bán lẻ

3.1. Trải nghiệm mua sắm “không tiếp xúc”

Mua sắm “không tiếp xúc” là trải nghiệm mua sắm an toàn với khách hàng, đặc biệt trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Khách hàng không cần tiếp xúc vật lý nào trong toàn bộ quá trình mua sắm từ việc chọn lựa sản phẩm, thanh toán đến việc ngồi ở nhà nhận hàng nhanh chóng.

Trải nghiệm “không tiếp xúc” mang tính cá nhân hóa giúp khách hàng cảm thấy cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó tạo nên nhiều khách hàng trung thành hơn.

3.2. Xử lý đơn hàng trên 1 nền tảng

Khi sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng hoặc các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, quy trình xử lý đơn hàng tại cửa hàng (offline) và các kênh online (Facebook, Zalo, sàn TMĐT, website…) trên cùng một nền tảng giúp bán hàng hiệu quả hơn.

Xu hướng chuyển đổi số này đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các cửa hàng bán lẻ. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của sàn TMĐT, thói quen mua sắm offline sang online, đa kênh của người tiêu dùng việc phát triển bán hàng đa kênh và xử lý đơn hàng trên 1 hệ thống là cách vận hành hiệu quả.

3.3. Tối ưu hóa bán hàng

Hàng tồn kho là khoản chi phí lớn nhất của tất cả các cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ. Nếu quản lý bán hàng bằng phương pháp thủ công, bạn sẽ không đáp ứng được thị hiếu thay đổi nhanh chóng của khách hàng.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, dựa vào báo cáo tồn kho, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn kho nhiều để có kế hoạch xuất – nhập hàng hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi đẩy hàng đi. Từ đố tối đa hóa doanh số, lợi nhuận, quảng cáo và sự hài lòng của khách hàng.

3.4. Bán hàng trên các sàn TMĐT

Dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19, cửa hàng bán lẻ của một số ngành hàng không thiết yếu từng bị đóng cửa tạm thời. Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh, nhiều cửa hàng đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Sendo… Vừa mở rộng kênh bán hàng, vừa có thêm cơ hội tiếp cận và đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao của khách hàng.

3.5. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trong tương lai, ngành bán lẻ sẽ ngày càng sử dụng nhiều chiến lược cá nhân hoá hơn. Ví dụ sàn thương mại điện tử dựa trên cơ sở dữ liệu để đưa ra những gợi ý sản phẩm có khả năng được khách hàng thích. Hoặc dựa trên data khách hàng, cửa hàng thực hiện những chiến dịch quảng cáo sản phẩm phù hợp tiếp cận với nhóm khách hàng đó.

Tuy nhiên, xu hướng này thường liên quan đến dữ liệu riêng tư do đó cần có hệ thống/phần mềm quản lý chăm sóc để bảo vệ dữ liệu khách hàng. Những thông tin bạn thu được về hành vi mua hàng của khách hàng bằng các hệ thống đều cần được đảm bảo bí mật.

4. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số bán lẻ hiệu quả và thành công

Việc đưa công nghệ vào quản lý bán hàng sẽ khó khăn nếu bạn chưa biết gì về công nghệ. Do đó, bạn cần một giải pháp phù hợp vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy chuyển đổi số bán lẻ hiệu quả.

Các giải pháp chuyển đổi số trong bán lẻ
Tìm kiếm khách hàng Quản lý bán hàng Chăm sóc sau bán
Website & Landing page

E-Commerce

Social & Chatbot

Email & Automation Marketing

Quản lý đa kênh (POS, online)

Giao hàng & thanh toán

Chăm sóc khách hàng

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop – công cụ hỗ trợ chủ shop/doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số thành công:

  • Bán hàng tại cửa hàng: Nhân viên bán hàng tra cứu tồn kho, vị trí, thông tin hàng hóa theo màu sắc, size… Nhập liệu nhanh chóng bằng mã vạch, tự động áp dụng khuyến mãi khi tính tiền giúp thu ngân giảm thời gian, tránh sai sót.
  • Bán hàng trên mạng xã hội: Đăng và đồng bộ hàng hóa trên mạng xã hội với hình ảnh sinh động. Tự động trả lời tin nhắn, bình luận của khách hàng, chốt đơn livestream. Tự động chăm sóc, marketing theo kịch bản chatbot thông minh. Hiện MISA eShop kết nối không giới hạn gian hàng và xử lý đơn hàng từ tất cả các sàn thương mại: LAZADA, Shopee, Sendo…
  • Bán hàng trên sàn TMĐT: Đăng và tự động đồng bộ thông tin hàng hóa kèm hình ảnh sinh động trên một hoặc nhiều gian hàng của các sàn cùng 1 lúc. Cập nhật tồn kho trạng thái đơn hàng trên tất cả các kênh bán hàng.
  • Bán hàng trên website 24/7: Tự xây dựng website bán hàng chỉ trong 5 phút, đơn giản, chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí với MISA eShop. Tự động đồng bộ thông tin sản phẩm, tồn kho, chi nhánh, hình thức thanh toán từ phần mềm lên website. Dễ dàng đối soát, tra cứu trạng thái giao hàng của đối tác vận chuyển trên một màn hình.
  • Tích hợp giải pháp chăm sóc và giữ chân khách hàng MISA Lomas: 20% khách hàng cũ có thể tạo ra 80% doanh thu cho một doanh nghiệp. MISA Lomas cung cấp các báo cáo chuyên sâu, đa chiều về đặc điểm, thói quen, sở thích, hành vi khách hàng, giúp cho quản lý luôn có cơ sở rõ ràng trong việc ra các quyết định, xây dựng chiến lược marketing – CSKH dù ở bất cứ nơi đâu.

Chuyển đổi số trong bán lẻ với MISA eShop ngay hôm nay: 

CTA

5. Phân tích những case study doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số thành công

5.1. Thế giới di động

Công ty Cổ phần Thế giới di động – tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.

Năm 2018, Thế giới Di Động lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động thegioididong.com, Công ty Cổ phần Thế giới di động còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh và chuỗi siêu thị thực phẩm Bách hóa Xanh.

Bí quyết thành công của Thế giới di động là việc đặt khách hàng là trung tâm của dịch vụ kết hợp với việc chuyển đổi số thành công, cụ thể:

  • Sử dụng ERP liên thông với các bộ phận website, App, CRM, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, báo cáo tài chính,…
  • Tổng đài call center tích hợp hệ thống nhận diện khách hàng và bộ lịch sử mua hàng
  • Kết hợp và phát huy tối đa mọi ưu điểm của bán hàng đa kênh
  • Triển khai mô hình O2O liên kết vận hành
  • Tiên phong dùng hóa đơn điện tử thay cho hoá đơn giấy

5.2. Unilever Việt Nam

Unilever Việt Nam thuộc Công ty Unilever chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm… Với mục tiêu đưa chuyển đổi số vào trọng tâm phát triển chiến lược, Unilever Việt Nam đã và đang sử dụng dữ liệu lớn (big data) và AI để tạo nên một cuộc cách mạng marketing hoàn toàn triệt để, đi trước cả những nỗ lực của các đối thủ khác cùng ngành:

  • Xây dựng nền tảng các khóa học trực tuyến
  • Phát triển một nền tảng số phục vụ báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc
  • Tự xây dựng CSDL khách hàng riêng
  • Áp dụng các quy trình tự động máy Robotic Process Automation (RPA)
  • Vận dụng big data và các giải pháp AI từ Google Vision, AI Grapeshot từ Oracle, AR camera trên điện thoại để làm chiến dịch marketing

6. Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

6.1. Sự khác nhau giữa Số hóa (Digitization) và Chuyển đổi số (Digital Transformation) là gì? 

Digitization hay digitalization chỉ là một phần của quá trình Chuyển đổi số (Digital Transformation).

Chuyển đổi số là cấp độ cao nhất, là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cửa hàng/doanh nghiệp về các quản lý, vận hành với các ứng dụng công nghệ.

6.2. Chuyển đổi số trong bán lẻ nên bắt đầu từ đâu?

Nhiều cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ đã bắt tay vào chuyển đổi số nhưng gặp nhiều khó khăn. Khi chuyển đổi số bộ phận IT đóng vai trò quan trọng nhưng yếu tố đầu tiên, bản thân chủ cửa hàng/chủ doanh nghiệp cần am hiểu về chuyển đổi số để chọn được giải pháp phù hợp hỗ trợ quản lý – bán hàng.

Thách thức lớn nhất là vấn đề làm thế nào để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua chuyển đổi số và để nhân viên quen với quy trình mới, áp dụng công nghệ.

7. Tổng kết 

Cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ triển khai bán hàng đa kênh, đặt khách hàng làm trung tâm và áp dụng chuyển đổi số sẽ có doanh thu – lợi nhuận cao hơn so với các cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ truyền thống. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp anh chị hiểu hơn về chuyển đổi số trong bán lẻ và tìm được giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số thành công.

đăng ký dùng thử