Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Mô hình kinh doanh dropshipping là gì? Hướng dẫn kinh doanh dropshipping

Mô hình kinh doanh dropshipping là gì? Hướng dẫn kinh doanh dropshipping

59

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tuyến, rất có thể bạn sẽ nghe hoặc được ai đó giới thiệu về mô hình kinh doanh dropshipping. Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến có thể tạo ra lợi nhuận cao từ số vốn khởi nghiệp nhỏ. Sau đó, bạn có thể phát triển quy mô bằng cách phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Nhưng dropshipping hoạt động như thế nào, và tại sao bạn nên đi theo mô hình này để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình? Để giải đáp cho những vấn đề này, hãy tìm hiểu dropshipping là gì?

1. Dropship là gì? Mô hình kinh doanh dropshipping là gì? 

Dropshipping là mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến của bạn vận hành mà không cần bỏ vốn nhập sản phẩm, lưu trữ hàng tồn kho. Việc của bạn sẽ là quảng bá marketing, tìm kiếm khách hàng. Khi bạn có đơn hàng sẽ đẩy thông tin về nhà cung cấp, nhà cung cấp gửi hàng cho khách và bạn ăn % lợi nhuận từ đơn hàng thành công này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa dropshipping và mô hình bán lẻ tiêu chuẩn là bạn – cũng là người bán nhưng không dự trữ hoặc sở hữu hàng tồn kho. Các sản phẩm được mua sẽ được vận chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Bằng cách này, bạn sẽ không phải xử lý sản phẩm trực tiếp.

Quy trình dropshipping tuân theo năm bước chính:

  • Khách hàng đặt hàng với một nhà bán lẻ dropshipping.
  • Nhà bán lẻ xử lý đơn đặt hàng và chuyển nó đến nhà bán buôn.
  • Nhà bán buôn nhận đơn hàng từ nhà bán lẻ.
  • Người bán buôn giao hàng theo đơn đặt hàng.
  • Người mua hàng nhận đơn đặt hàng.

Mô hình kinh doanh dropshipping rất tốt cho các bạn mới bắt đầu kinh doanh online, số vốn ít, không có nhiều kinh nghiệm quản lý. Bởi việc điều hành một gian hàng dropsshiping không quá phức tạp như điều hành quản lý cửa hàng bán lẻ truyền thống. Bạn không cần thuê mặt bằng, thuê nhân viên, nhập kho, dữ trữ sản phẩm.

2. Lợi ích của mô hình kinh doanh dropshipping

Dropshipping là một mô hình kinh doanh tuyệt vời cho các bạn đang có ý tưởng kinh doanh làm giàu với số vốn ít. Với dropshipping, bạn có thể nhanh chóng thử nghiệm các mặt hàng kinh doanh khác nhau. Cùng điểm qua một số lợi ích của mô hình kinh doanh này.

2.1. Không cần bỏ một số vốn lớn

Có lẽ lợi thế lớn nhất của dropshipping là có thể mở một gian hàng trực tuyến mà không cần phải đầu tư chục, hàng trăm triệu để nhập hàng như với hình thức bán hàng truyền thống. Bạn có thể tiếp cận trực tiếp nguồn hàng từ Trung Quốc, nguồn hàng trong nước, nguồn hàng Affiliate không qua trung gian, giảm chi phí nguồn hàng.

Sau đó, đăng ký tài khoản kinh doanh dropshipping để bán sản phẩm trực tiếp, có đơn hàng thành công bạn sẽ được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch giữa giá thành dropshipping và giá bán thực tế mà không cần phải nhập hàng.

2.2. Khả năng mở rộng quy mô kinh doanh

Nếu tham gia kinh doanh dropshipping bạn có thể mở rộng quy mô nhanh chóng vì việc thực hiện đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô của một địa điểm thực tế hoặc số lượng nhân viên. Mô hình kinh doanh này có thể mang lại lợi ích lớn về doanh số bán hàng dao động do yếu tố mùa vụ hoặc các lý do khác.

2.3. Không cần quản lý kho hàng hóa

Do bạn không cần nhập hàng nên giảm thiểu chi phi quản lý (kho bãi, quản lý tồn kho…) mà các nhà bán lẻ khác phải đối mặt. Họ phải theo dõi hàng tồn kho, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý các bên vận chuyển. Thường những nhà bán lẻ này sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ các nghiệp vụ:

  • Quản lý tồn kho, sản phẩm
  • Quản lý công nợ: nhà cung cấp, khách hàng
  • Quản lý doanh thu, lợi nhuận
  • Tính tiền, in hóa đơn sản phẩm
  • Kết nối bán hàng đa kênh

2.4. Đa dạng sản phẩm

Dropshipping mở ra nhiều cơ hội kinh doanh sản phẩm hơn. Bạn có thể bán nhiều sản phẩm: thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, nội thất…

2.5. Tính linh hoạt

Dropshipping mang lại sự linh hoạt: hoạt động ở mọi nơi, cung cấp các loại sản phẩm khác nhau và dễ dàng thay đổi các dịch vụ của mình nếu thị trường thay đổi sở thích.

3. Thách thức dropshipping 

3.1. Phụ thuộc vào các nhà cung cấp

Nếu nhà cung cấp không thực hiện đơn hàng như đã cam kết, khách hàng sẽ khiếu nại bạn. Tương tự, nếu một nhà cung cấp đột ngột ngừng kinh doanh, bạn cũng sẽ bị gián đoạn kinh doanh.

Những vấn đề này sẽ ít xảy ra hơn nếu bạn có sẵn tồn kho thực tế trong thời gian tìm kiếm một nhà cung cấp mới. Điều quan trọng đối với những bạn mới kinh doanh dropshipping nên chọn đối tác/nhà cung cấp uy tín và chuẩn bị sẵn những phương án dự phòng.

Vì kinh doanh dropshipping nên bạn cũng không thể kiểm tra mặt hàng trước khi giao hàng cho khách.

3.2. Mức độ cạnh tranh cao

Sự cạnh tranh về sản phẩm, giá cả bởi cũng nhiều người như bạn tham gia dropship với nhà cung cấp đó. Bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và làm thế nào để thu hút khách hàng mua hàng của bạn.

Bạn nên cung cấp trải nghiệm khách hàng đặc biệt hoặc dịch vụ hậu mãi để thu hút và khiến khách hàng nhớ tới bạn. Khi có lượng data khách hàng cũ, bạn nên thường xuyên gửi tin nhắn, tương tác với họ qua zalo hoặc Messenger. Nội dung như hỏi thăm, gửi ưu đãi, thông báo hàng mới về, chúc mững những dịp lễ Tết đặc biệt. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop tích hợp với giải pháp quản lý – chăm sóc khách hàng eShop Lomas hỗ trợ bạn:

  • Cung cấp hàng trăm kịch bản nhắc nhở khách hàng quay lại chi tiêu và chăm sóc vào những dịp lễ, Tết
  • Cắt giảm chi phí in ấn thẻ cứng, voucher, SMS,… Sử dụng hệ thống tích điểm, tích điểm, voucher điện tử thông minh. Chăm sóc khách hàng trên Zalo hoặc Fanpage Facebook.
  • Dễ dàng nắm được lịch sử giao dịch để thấu hiểu hành vi mua hàng, nhu cầu, sở thích của khách hàng. Gia tăng doanh thu, cải thiện dịch vụ. 

3.2. Hỗ trợ khách hàng gặp nhiều khó khăn

Khi có vấn đề xảy ra với một đơn đặt hàng, việc hỗ trợ khách hàng để giải quyết vấn đề sẽ khó khăn hơn. Nếu khách hàng có thắc mắc về sản phẩm, cho rằng sản phẩm bị lỗi hoặc không nhận được hàng, bạn nên làm việc với bên thứ 3 để giải quyết vấn đề.

4. Hướng dẫn chi tiết các bước phát triển mô hình kinh doanh dropshipping kiếm tiền khủng

4.1. Tìm thị trường ngách và lập kế hoạch kinh doanh

Bước đầu tiên là xác định đúng thị trường tiềm năng. Như đã lưu ý ở trên, để bắt đầu kinh doanh dropshipping vì vậy bạn cần tìm mặt hàng mà người tiêu dùng khó mua nếu không có sự tham gia trực tiếp của nhà cung cấp. Mặt khác các cửa hàng bán lẻ cũng khó duy trì những sản phẩm này trong kho riêng của họ.

Ví dụ như linh kiện điện tử hoặc bộ phận phụ tùng ô tô xe máy chuyên dụng. Chúng thường khó tìm trên kệ ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, cửa hàng bán lẻ với lượng bán ra thấp nên cũng khó duy trình số lượng tồn kho nhiều. Bằng cách dropshipping những mặt hàng này, bạn có thể kiếm lợi nhuận dễ dàng.

Trong kế hoạch phát triển kinh doanh dropshipping, đừng quên xác định mức độ tăng trưởng của danh mục mặt hàng bạn bán trong những năm tới.

4.2. Tạo trang đặt hàng (website order) cho gian hàng trực tuyến

Khi bạn đã xác định được trọng tâm sản phẩm của mình, bạn nên tạo web dropshipping. Có nhiều Nền tảng quản lý bán hàng hoặc phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ bạn tạo trang đặt hàng online. Quan trọng là phải chọn phần mềm phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.

Trải nghiệm người dùng trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét, vì việc cung cấp một website đặt hàng giúp bạn nổi bật trong các thị trường cạnh tranh. Đảm bảo rằng trang website với tốc độ tải nhanh để người dùng có thể truy cập, duyệt và mua hàng một cách thuận tiện thông qua nhiều thiết bị.

4.3. Quản lý quỹ tiền

Mặc dù dropshipping yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít, nhưng điều quan trọng là phải quản lý tài chính hợp lý. Bạn cần quản lý được doanh thu, lợi nhuận từ mỗi đơn hàng. Ngoài việc ghi chép sổ sách, excel có thể quản lý trên phần mềm bán hàng MISA eShop rất tiện lơi, có app trên điện thoại quản lý từ xa mọi lúc mọi nơi.

5. Tổng kết

Mô hình kinh doanh dropshipping không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ những ưu điểm và khó khăn của mô hình kinh doanh online rất tiềm năng này. Chúc bạn kinh doanh thành công. Nếu bạn đang cần tìm phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ quản lý tồn kho, doanh thu, công nợ hãy dùng thử ngay Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop.

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả