Google Shopping là gì? Hướng dẫn quảng cáo Google Shopping?

133

Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của phần đông người tiêu dùng Việt, đặc biệt sau đại dịch Covid. Bên cạnh các kênh bán hàng online – thị trường trực tuyến đúng nghĩa như Facebook, các sàn TMĐT… thì Google Shopping cung cấp cho khách hàng cùng một lúc có thể xem qua nhiều loại sản phẩm dựa trên truy vấn tìm kiếm của họ. Với quảng cáo Google Shopping, người mua hàng sẽ nhấp vào liên kết sản phẩm, được đưa về website của bạn để mua hàng.

Nếu cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ cửa bạn không quảng cáo sản phẩm của mình trên Google Mua sắm thì bạn đang tự bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền gia tăng doanh thu. Bài viết này MISA eShop sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Shopping và bắt đầu với chiến dịch Mua sắm cho cửa hàng/doanh nghiệp của mình.

1. Tìm hiểu về Google Shopping dành cho người mới bắt đầu

1.1. Google Shopping là gì? 

Google Shopping hay Google Mua sắm là một dịch vụ của Google, cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm các sản phẩm của các nhà bán hàng khách nhau – những người đã trả tiền để quảng cáo sản phẩm của họ được hiện thị. Đây còn được gọi là Công cụ mua sắm so sánh (CSE). Kết quả Google Mua sắm hiển thị dưới dạng hình ảnh thu nhỏ hiển thị giá và nhà bán lẻ của từng sản phẩm. Các sản phẩm này được hiển thị khi khách hàng sử dụng Google để tìm kiếm sản phẩm. Chúng có thể xuất hiện trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm chính hoặc trong tab mua sắm. 

Ví dụ: khi khách hàng tìm kiếm “red running shoes” trên Google Tìm kiếm, họ có thể thấy các quảng cáo được tài trợ xuất hiện ở đầu trang như sau: 

Nếu khách hàng chọn tab mua sắm/Shopping, họ sẽ thấy trang giống như sau:

Khi được phát hành vào năm 2002, Google Mua sắm được gọi là Froogle. Dịch vụ chỉ cần lập chỉ mục dữ liệu sản phẩm dựa trên các cụm từ tìm kiếm nhất định. Vào năm 2012, dịch vụ này đã chuyển sang mô hình quảng cáo trả phí trong đó các nhà bán lẻ phải trả tiền để được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google Shopping (Google Mua sắm).

Sau đó, Google Shopping đã trở thành một “nhánh” của Google AdWords – một cách khác để các nhà bán lẻ và doanh nghiệp thương mại điện tử quảng cáo các sản phẩm trên Google. Nhưng không giống như quảng cáo Google dựa trên văn bản hiển thị dựa trên từ khóa, Google sử dụng dữ liệu sản phẩm do người bán tải lên để hiển thị quảng cáo Google Mua sắm.

1.2. Quảng cáo Google Shopping là gì? 

Quảng cáo Google Shopping (Google Shopping Ads) là hình thức quảng cáo mua sắm trực tuyến trên Google. Mục đích của quảng cáo Google Shopping là cho khách hàng thấy thông tin chính về sản phẩm  Mục đích có thể cho người mua thấy thông tin chính về sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Quảng cáo Google Shopping vận hành dựa trên 2 nền tảng: Google Ads và Google Merchant Center.

  • Google Ads, trước đây được gọi là AdWords: Là công cụ quảng cáo cho phép bạn đặt giá thầu trên các từ khóa để Google có thể đảm bảo một vị trí cho quảng cáo của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Công cụ này cũng có thể được sử dụng để lưu các chiến dịch mua sắm, đặt ngân sách, xử lý giá thầu, phân tích dữ liệu chiến dịch và tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị của bạn cho phù hợp.
  • Google Merchant Center: là một công cụ trực tuyến có thể được sử dụng để tải lên và cập nhật nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, hàng hóa cửa hàng/doanh nghiệp của bạn. Thông tin “nguồn cấp dữ liệu” này bao gồm chi tiết sản phẩm và giá bán, được định dạng bởi Google.

Không giống như các sàn TMĐT trực tuyến, Google Shopping không bán sản phẩm trực tiếp mà dẫn khách hàng tiềm năng về website của bạn. Bạn sẽ gửi nguồn cấp dữ liệu sản phẩm đến Google Mua sắm để Google đăng quảng cáo. Thông tin này được cập nhật liên tục, vì vậy Google Shopping luôn có quyền truy cập vào giá hiện tại, bán hàng, ưu đãi và số lượng tồn kho sẵn có của sản phẩm.

Khi có khách hàng click vào hình ảnh quảng cáo hoặc mua hàng trực tiếp từ website, bạn sẽ cần phải trả một phần lợi nhuận cho Google Shopping – tương tự như hoa hồng cho Google.

1.4. Vị trí và hình thức hiển thị quảng cáo Google Shopping

  • Vị trí hiển thị: Quảng cáo Google Shopping có vị trí hiển thị “hot” nhất trên trang kết quả tìm kiếm. Có 2 vị trí thường được hiển thị đó là khu vực phía trên cùng (ngay dưới thanh tìm kiếm – trên quảng cáo Google Ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên) và khu vực trên cùng phía bên tay phải (vị trí này không hiển thị trên điện thoại).

  • Hình thức hiển thị: Quảng cáo Google Shopping sẽ được hiển thị khác biệt so với quảng cáo Google Ads hay thứ hạng tự nhiên.

Thay vì chỉ hiển thị text đơn thuần, Google Shopping sẽ hiển thị hình ảnh, tên sản phẩm, giá tiền và website, product ratings hoặc chính sách (ví dụ như miễn phí ship…) dễ dàng hút khách hàng tiềm năng click vào để xem, so sánh giữa các bên và click vào quảng cáo phù hợp để tiếp tục mua sắm.

Với dạng hiển thị phía dưới thanh tìm kiếm thì trên màn hình desktop sẽ hiển thị 5 kết quả đầu tiên theo hàng ngang, bấm phím next bên phải sẽ hiển thị thêm tối đa 25 kết quả. Trên màn hình mobile hiển thị khoảng 2 đến 3 kết quả tùy theo kích thước của màn hình điện thoại.

Với dạng hiển thị cột bên phải, Google Shopping sẽ hiển thị tối đa 9 kết quả. Vị trí này sẽ chỉ được hiển thị trên desktop, không hiển thị trên mobile.

1.5. Chi phí của quảng cáo Google Shopping

Chi phí quảng cáo kiếm tiền Google Shopping được tính theo giá thầu từ khóa và tính theo chi phí trên mỗi nhấp chuột (CPC). Khi khách hàng tìm kiếm, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị nhưng không được click vào thì bạn cũng sẽ không bị mất tiền.

Khi cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Shopping, bạn sẽ đưa ra giá mà bạn sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột. Bạn sẽ chỉ phải trả số tiền tối thiểu cần để xếp hạng cao hơn các bên đối thủ khác và thường sẽ là thấp hơn giá thầu tối đa của bạn.

2. Lợi ích tuyệt vời từ quảng cáo Google Shoppping

2.1. Đối với khách hàng

  • Quảng cáo Google Shopping sẽ lấy kết quả phù hợp với truy vấn của khách hàng từ nhiều cửa hàng khác nhau, nghĩa là khách hàng có thể xem nhiều mặt hàng hơn từ nhiều cửa hàng khác nhau thay vì phải truy cập riêng lẻ từng trang web của nhà bán lẻ. Dễ dàng so sánh.
  • Hình thu nhỏ sản phẩm cho phép người tiêu dùng xem các mặt hàng trên một trang trực quan, trải nghiệm mua sắm thú vị hơn.
  • Với các trường lọc tùy chọn cho phép người mua hàng duyệt qua các kết quả tìm kiếm để tìm chính xác với mong muốn, nhu cầu tài chính của mình.

2.2. Đối với chủ cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ

  • Bất kỳ người bán trực tuyến nào cũng có thể niêm yết sản phẩm trên Google Shopping.
  • Cho phép sản phẩm cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ của bạn hiển thị nhiều lần trong Trang kết quả của Công cụ Tìm kiếm (SERP) của Google: bao gồm văn bản text, hình ảnh sản phẩm, giá bán, ưu đãi và địa chỉ website. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao doanh số bán hàng.
  • Theo dõi sản phẩm, sắp xếp hợp lý và dễ quản lý thông qua Google Merchant Center.

3. Hướng dẫn quảng cáo Google Shopping

3.1. Thiết lập tài khoản Google Merchant Center 

Để đưa các sản phẩm của bạn vào kết quả của Google Shopping, bạn phải đăng ký tài khoản Google Merchant Center

Đăng ký tài khoản trên Google Merchant Center khá dễ, đây là bước đóng vai trò là cơ sở chính để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

3.2. Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm của bạn

Google Shopping sử dụng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm đã tải lên để lập chỉ mục kết quả tìm kiếm, nhưng thay vì lấy text thì Google Shopping sẽ lấy hình ảnh nổi bật từ các trang web bán lẻ tương ứng. Do đó, điều quan trọng là phải tối ưu hóa hình ảnh và danh sách sản phẩm trên website bán hàng trước khi tiếp thị trên Google Mua sắm.

Dưới đây là một số nguyên tắc về hình ảnh trên Google Shopping, nếu bạn tối ưu ngay từ đầu thì cơ hội hiển thị ở top đầu sẽ cao hơn:

  • Sử dụng nền đồng nhất màu trắng, xám hoặc sáng màu
  • Ảnh sản phẩm ánh sáng rõ sàng, sản phẩm nổi bật
  • Hiển thị rõ ràng sản phẩm đang được bán (Hình ảnh phông nền hoặc mix & match có thể được sử dụng làm hình ảnh bổ sung, nhưng không phải là hình ảnh chính)
  • % tỷ lệ hình ảnh sản phẩm chiến từ 75 – 90% toàn bộ hình ảnh
  • Tránh làm mờ, nhiễu, mờ viền….

3.3. Thu thập và nhập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn 

Khi hình ảnh sản phẩm đã được tối ưu, bạn cần tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (thông tin, giá bán, ưu đãi sản phẩm…). Những dữ liệu này rất cần thiết vì nó giúp Google tìm và hiển thị các sản phẩm của bạn khi mọi người tìm kiếm các cụm từ hoặc thuộc tính sản phẩm nhất định.

Để thiết lập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, hãy chuyển đến tài khoản Google Merchant Center của bạn. Nhấp vào Sản phẩm > Nguồn cấp dữ liệu , sau đó nhấp vào biểu tượng “+” màu xanh lam.

Nhập quốc gia và ngôn ngữ của bạn. Dữ liệu này xác định (những) nhóm khách hàng có nhân khẩu học nào có thể tiếp cận tới quảng cáo Google Shopping của bạn.

Tiếp theo, đặt tên cho nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn và chọn cách bạn sẽ nhập thông tin sản phẩm của mình.

Nếu chọn Google Trang tính, bạn có thể tải lên bảng tính của riêng mình hoặc sử dụng mẫu do Google Merchant Center cung cấp.

Dưới đây là danh sách ngắn gọn về một số thuộc tính sản phẩm bắt buộc mà Google sử dụng để tạo Quảng cáo mua sắm trên Google của bạn. Ví dụ về sản phẩm ghế Sofa

  • id – số nhận dạng duy nhất của sản phẩm của bạn. Sử dụng SKU nếu có thể. Ví dụ:  S123
  • Tiêu đề sản phẩm của bạn. Phải phù hợp với trang đích của sản phẩm. Thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào mà người mua sắm có thể tìm kiếm, chẳng hạn như kích thước, màu sắc hoặc kiểu dáng. Ví dụ:  Ghế sofa êm màu xám
  • Mô tả chính xác về sản phẩm của bạn. Phải phù hợp với trang đích của sản phẩm và chỉ bao gồm thông tin về sản phẩm. Ví dụ: Nằm trong bộ sưu tập mới sofa phong cách Italia, mẫu sofa Alva nổi bật với thiết kế hiện đại. Sofa Alva được ví như những hình khối được lắp ghép, tạo hình có thứ tự và với những đường may bo viền tinh tế. Sử dụng chất liệu da cao cấp cùng những tính năng đặc biệt kết hợp lớp đệm nguyên tấm dày dặn sẽ mang đến cảm giác êm ái dễ chịu cho quý khách hàng.
  • URL của trang đích sản phẩm của bạn: Nên bắt đầu bằng http hoặc https.
  • image_link (URL của hình ảnh chính của sản phẩm của bạn): Nên bắt đầu bằng http hoặc https.
  • Tính khả dụng của sản phẩm của bạn. Ví dụ: Còn hàng.
  • Giá sản phẩm của bạn
  • Google_product_category – Danh mục sản phẩm do Google xác định cho sản phẩm của bạn
  • Thương hiệu: Tên thương hiệu sản phẩm của bạn để khách hàng nhận biết.

Nếu bạn chọn sử dụng mẫu do Google Merchant Center cung cấp, bảng tính sẽ phản ánh các thuộc tính sản phẩm dưới dạng tiêu đề cột. Ví dụ như sau:

3.4. Liên kết tài khoản Google AdWords của bạn 

Để đưa sản phẩm của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu thông qua Google Shopping, bạn sẽ phải liên kết tài khoản Google AdWords của mình.

Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center, ở góc trên cùng bên phải, bạn sẽ tìm thấy ba dấu chấm dọc. Nhấp vào các liên kết đó để mở rộng menu, sau đó nhấp vào Liên kết tài khoản. 

3.5. Tạo chiến dịch Google Shopping

Khi tài khoản Google AdWords của bạn được liên kết, bạn sẽ có thể tạo chiến dịch Google Mua sắm và quảng cáo sản phẩm của mình:

  • Cách 1: Thông qua tài khoản Google Merchant Center của bạn. Sau khi bạn liên kết tài khoản Google AdWords của mình qua trang Liên kết tài khoản, bạn click vào Tạo chiến dịch mua sắm.

Tiếp theo, chèn tên chiến dịch, quốc gia bán và ngân sách hàng ngày. Khi bạn nhấp vào Tạo, bạn sẽ được nhắc tiếp tục quản lý chiến dịch của mình thông qua Google AdWords.

  • Cách 2: Thông qua Google AdWords. Đăng nhập vào tài khoản Google AdWords của bạn. Mở tab Chiến dịch trên menu bên trái, nhấp vào biểu tượng “+” màu xanh lam và chọn Chiến dịch mới.

Đầu tiên, hãy chọn một mục tiêu chiến dịch. Chiến dịch Mua sắm có thể có mục tiêu là Bán hàng, Khách hàng tiềm năng hoặc Lưu lượng truy cập trang web:

Sau khi bạn chọn mục tiêu chiến dịch, hãy chỉ định loại chiến dịch là Mua sắm, đảm bảo rằng tài khoản Google Merchant Center của bạn được hiển thị. Cuối cùng, chọn một loại chiến dịch phụ.

Màn hình tiếp theo chứa tất cả cài đặt chiến dịch Google Mua sắm của bạn. Trước tiên, hãy nhập tên chiến dịch và nhấp vào Cài đặt bổ sung nếu bạn muốn đặt bộ lọc khoảng không quảng cáo, bật quảng cáo hàng lưu kho tại cửa hàng gần nhất hoặc thay đổi tùy chọn URL chiến dịch của bạn.

3.6. Đặt giá thầu trên chiến dịch Mua sắm của bạn

Tiếp theo, trong cài đặt Google Mua sắm, bạn sẽ được yêu cầu chọn chiến lược đặt giá thầu và đặt ngân sách chiến dịch của mình.

Đặt giá thầu là cách bạn trả tiền để mọi người xem, nhấp vào và tương tác với quảng cáo của bạn. Theo Google, “giá thầu đủ và dữ liệu sản phẩm chất lượng cao sẽ giúp quảng cáo của bạn có thứ hạng cao hơn”.

4. Những câu hỏi thường gặp khi chạy quảng cáo từ Google Shopping

4.1. Cửa hàng bán lẻ có nên chạy quảng cáo Google Shopping không?

Khảo sát cho thấy 70% người dùng trước khi quyết định mua một món đồ gì đó thường lên Google tìm kiếm thông tin và tra khảo giá cả, nơi bán sản phẩm đó. Bạn nên tìm cách đánh vào 70% người tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng.

Do đó, không chỉ có các doanh nghiệp bán lẻ lớn mà các cửa hàng bán lẻ hoặc shop online cũng nên chi ngân sách cho quảng cáo Google Shopping.

4.2. Làm thế nào để tối ưu quảng cáo từ Google Shopping?

Quảng cáo Google Shopping là một trong những phương pháp hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả từ quảng cáo, cần có chiến lược cụ thể và chặt chẽ.

  • Thông tin về dữ liệu sản phẩm cần phải được điền đầy đủ, hấp dẫn và chuẩn SEO. Các trường thông tin cần có bao gồm: Tên sản phẩm, giá, hình ảnh chất lượng, mô tả sản phẩm tình trạng và đường link sản phẩm trên website…
  • Chọn từ khóa phù hợp và chiến lược đặt giá cả là yếu tố quan trọng. Bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu từ khóa khách hàng tiềm năng có thể sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm. Đồng thời đặt giá hợp lý để thu hút khách hàng mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận.
  • Hình ánh ản phẩm rõ nét, có độ phân giải cao như MISA eShop đã đề cập đến ở trên. Sản phẩm được mô tả chi tiết sẽ giúp sản phẩm nổi bật hơn trong danh sách tìm kiếm và thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Trang website của bạn nên được tối ưu chuẩn thân thiện với di động và đặc biệt cần phải có giao thức bảo mật SSL – https mới được Google Shopping chấp thuận.
  • Hãy đảm bảo trang đích sản phẩm của bạn đầy đủ các thông tin, từ thông tin về sản phẩm, cửa hàng, thông tin liên hệ, chế độ đổi trả, chính sách hoàn tiền… càng hấp dẫn và thuyết phục càng tốt để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tốt, tối ưu cho mỗi click.
  • Cần kiểm tra, cập nhật thường xuyên kịp thời về thông tin sản phẩm, số lượng tồn kho. Sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop để quản lý đồng bộ tồn kho sản phẩm trên tất cả các kênh bán hàng: cửa hàng, sàn TMĐT, Facebook, Website.
  • Nên lựa chọn các sản phẩm đang bán chạy nhất với giá thành hợp lý để chạy quảng cáo Google Shopping trước khi quyết định chạy một loạt để thử nghiệm cũng như học cách tối ưu chiến dịch và chi phí.
  • Nên phân chia theo nhóm sản phẩm và cài đặt các chiến dịch khác nhau với giá thầu tương ứng với hiệu quả của từng nhóm.

Như vậy, để tối ưu quảng cáo từ Google Shopping

4.3. Điều kiện để chạy Google Shopping Ads là gì?

Để chạy Google Shopping Ads, trang web của bạn phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

  • Phải có chức năng e-commerce: bao gồm thông tin sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng và thanh toán.
  • Chính sách đổi hàng, trả hàng, thanh toán, hoàn tiền, vận chuyển và bảo hành của sản phẩm rõ ràng.
  • Website phải cài đặt chứng chỉ SSL, hay nói cách khác đường dẫn trang web có dạng https://domain.com

5. Tổng kết

Google Shopping gần giống như trung tâm mua sắm kỹ thuật số – người mua sắm có thể vào, tìm kiếm những gì họ muốn và xem nhiều nhãn hiệu và loại sản phẩm khác nhau trên một màn hình. Nếu các sản phẩm của bạn chưa được quảng cáo trên Google Shopping, hãy cân nhắc thêm công cụ này vào danh mục tiếp thị tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: 
>> Chiến lược marketing với voucher dành cho cửa hàng bán lẻ bùng nổ doanh số dịp Tết
>> Giải đáp 1001 câu hỏi thường gặp khi chạy quảng cáo & bán hàng đa kênh

đăng ký dùng thử

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả