Kinh nghiệm mở đại lý sơn A-Z người “khởi nghiệp” cần biết

295

Sơn là một trong những mặt hàng thuộc nhóm nguyên vật liệu xây dựng, là nhóm hàng vô cùng thiết yếu trong cuộc sống và có lượng cầu ổn định. Mở đại lý sơn là một hướng đi hay, bền vững và được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp. Bài viết dưới đây MISA eShop sẽ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công cùng những lưu ý quan trọng cho người mới bắt đầu.

>> Đọc thêm:

I. Điều kiện cơ bản để mở đại lý sơn 

Các điều kiện cơ bản để mở đại lý sơn
Các điều kiện cơ bản để mở đại lý sơn

Để mở được đại lý sơn, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những thứ cơ bản sau đây:

  • Có mặt bằng kinh doanh: diện tích cần đủ lớn để kinh doanh buôn bán, trưng bày được nhiều mặt hàng (thùng sơn). Một số hãng yêu cầu diện tích tối thiểu để mở đại lý là từ 50 – 70m2.
  • Sở hữu đủ vốn: chi phí ban đầu để đầu tư mở đại lý sơn tương đối lớn, và phụ thuộc nhiều vào việc bạn muốn trở thành đại lý cấp mấy của hãng. 
  • Có quan hệ rộng trong ngành xây dựng: thợ sơn, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng…

II. Nên chọn thương hiệu sơn nào để mở đại lý

Thị trường sơn Việt Nam hiện có hàng trăm hãng sơn lớn nhỏ khác nhau. Mỗi thương hiệu sơn có định hướng phát triển riêng và định vị khác nhau trên thị trường. Về cơ bản có thể chia làm 3 nhóm như sau:

1. Hãng sơn phổ biến: Alzokobel (Dulux, Maxilite), Orange (Mykolor, Spec, Boss, Expro), Jotun, Nippon,…

  • Ưu điểm: đã có thương hiệu trên thị trường, khách hàng dễ nhận biết, hàng chất lượng tốt, nên bạn dễ dàng tư vấn bán hàng hơn.
  • Nhược điểm: tính cạnh tranh cao do có nhiều đại lý kinh doanh cùng hãng sơn với bạn, ngoài ra các hãng này thường chiết khấu thấp và có chính sách yêu cầ bạn cam kết doanh số.
Một số dòng sơn của Nippon
Một số dòng sơn của Nippon

Bạn cần lưu ý một số điểm sau nếu lựa chọn mở đại lý sơn loại này: khu vực cửa hàng của bạn có đại lý chưa? Mức độ cạnh tranh có cao không? Và đã đủ nguồn vốn lớn để triển khai chưa?

2. Hãng sơn mới chất lượng tốt: Hãng sơn mới có định hướng thương hiệu tốt: Sơn Aten Việt Nam, KOTO Paint…

  • Ưu điểm: Chất lượng tốt và bao bì sản phẩm đẹp mắt, ít có cạnh tranh nội bộ lẫn nhau, chiết khấu cao, lợi nhuận hấp dẫn, không yêu cầu vốn đầu tư cao.
  • Nhược điểm: Sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường, bạn sẽ mất nhiều thời gian tư vấn sản phẩm.

3. Sơn cỏ: là loại sơn giá rẻ, không có thương hiệu, chất lượng kém.

  • Ưu điểm dễ nhận thấy là giá rẻ nhất thị trường
  • Nhược điểm: chất lượng rất kém, chỉ phù hợp bán cho những công trình không cần yêu cầu về chất lượng như: chuồng trại, phòng trọ, công trình công cộng…

Bạn không nên mở đại lý loại sơn này, nếu muốn đa dạng nguồn hàng thì có thể cân nhắc nhập về bán kèm.

III. Kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công cho người “khởi nghiệp”

1. Chuẩn bị vốn kinh doanh 

Bước đầu tiên là xác định và sở hữu đủ vốn, đây cũng là bước quan trọng để bắt đầu kinh doanh nói chung và mở đại lý sơn nói riêng. Con số sẽ phụ thuộc vào quy mô đại lý mà bạn dự định kinh doanh. Các hãng sơn theo 3 loại trên yêu cầu số vốn dao động từ 100 đến 300 triệu hoặc cao hơn. 

Mặt bằng đại lý hãng sơn mới KOTO
Mặt bằng đại lý hãng sơn mới KOTO

Tiền vốn nhập hàng cũng phụ thuộc vào việc bạn đăng ký trở thành đại lý cấp 1 hay cấp 2 cho hãng. Mỗi cấp sẽ có những mặt ưu và nhược riêng, bạn cân nhắc lựa chọn cấp độ phù hợp với nguồn vốn mà bạn sở hữu.

Ngoài tiền đầu tư ban đầu, chủ shop cũng cần có khoản tiền dự trù để duy trì kinh doanh trong vòng 6 tháng đầu để dự phòng công nợ cho chủ đầu tư, nhà thầu, chủ nhà, thợ sơn…

2. Tìm hiểu và nhạy bén với thị trường, nhu cầu người tiêu dùng

Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng, bản thân bạn phải am hiểu về mặt hàng sơn và thị trường sơn. Sơn lót, sơn chống thấm, bột, bả, … bạn có biết rõ về chúng? Thị trường sơn đang nhiều tiềm năng hay cạnh tranh khốc liệt, bạn đã nhận định đúng chưa?

Tiếp đến là nghiên cứu thị trường sơn tại địa phương. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực bạn muốn kinh doanh đã có những cửa hàng sơn nào? Mức giá trung bình là bao nhiêu? Do đều là những đại lý phân phối sơn nên nếu cùng khu vực và bán cùng hãng thì mức độ cạnh tranh giữa bạn và các “đối thủ” sẽ rất gay gắt. Ngoài ra nên tìm hiểu thêm về tình trạng dân cư tại khu vực đó như thế nào, đây cũng là yếu tố quan trọng bởi khách lẻ có xu hướng mua hàng tại những cửa hàng sơn có giá tốt, chất lượng cao và thuận tiện di chuyển… 

Trong kinh doanh nói chung, bạn cần học hỏi và bổ sung kiến thức không ngừng về ngành hàng, nhu cầu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… để luôn nhạy bén và am hiểu thị trường cũng như người tiêu dùng.

3. Tìm kiếm nguồn hàng giá tốt, chất lượng cao

Về các hãng sơn hiện có trên thị trường hiện nay, gồm 3 loại chính được chia theo mục II. Để lựa chọn hãng sơn phù hợp làm đại lý, bạn có thể cân nhắc dựa trên 3 yếu tố:

  • Chất lượng: muốn kinh doanh bền vững, bạn cần đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng sơn thì hãy tham khảo ý kiến của những thợ sơn lâu năm, từ đó lựa chọn những loại sơn của đơn vị uy tín.
  • Thương hiệu: những hãng sơn có thương hiệu có một lợi thế rất lớn, người tiêu dùng đã quen thuộc với hình ảnh thương hiệu, do vậy bạn không cần đầu tư nhiều chi phí vào quảng cáo, việc bán hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • Mức chiết khấu: mỗi hãng sơn có mức chiết khấu cho đại lý khác nhau, và mức chênh lệch giữa các hãng sơn với nhau dao động không nhỏ, nên bạn cần cân nhắc kỹ đến yếu tố này. Tuy nhiên so với 2 yếu tố trên, đây không phải yếu tố chính chi phối quá nhiều đến việc lựa chọn nguồn hàng, hãy dành nhiều sự quan tâm đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

4. Sử dụng đa dạng kênh bán hàng

Thời đại công nghệ số 4.0 tạo ra rất nhiều kênh quảng cáo và mạng xã hội cho việc marketing nói chung và ngành kinh doanh sơn nói riêng. Hãy tận dụng tối đa các kênh bán hàng, cả offline (bán hàng tại cửa hàng) và online (bán hàng trực tuyến). Facebook, Zalo, Tiktok… đều là “mảnh đất” màu mỡ để kinh doanh online. 

Facebook là kênh bán hàng online hiệu quả hiện nay
Facebook là kênh bán hàng online hiệu quả hiện nay

Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho thấy, để kinh doanh sơn nước hiệu quả, bạn cần tập trung vào những tài liệu tiếp thị và biên tập nội dung quảng cáo trên các mạng xã hội. Hãy xây dựng một quy trình bán hàng online chuẩn, tập trung vào việc vẽ 3D mô phỏng màu sắc, không gian nhà, tường sau khi hoàn thiện. Tư vấn, trả lời đánh giá của khách hàng trên các kênh online một cách tận tình và chu đáo để bạn quảng bá đại lý kinh doanh sơn của mình đến khách hàng.

Hoặc đầu tư thiết kế một Website bán hàng chất lượng, đẹp mắt để tăng sự chuyên nghiệp và uy tín cũng là một cách làm hay mà những đại lý sơn lớn cũng thường đẩy mạnh.

>> Bài viết liên quan: 

5. Xây dựng chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Chương trình khuyến mãi luôn là phương pháp kích cầu hiệu quả không thể bỏ qua trong kinh doanh. Khi mở đại lý sơn điều bạn cần quan tâm nhất đó là tổng % chiết khấu sơn là bao nhiêu? Chính sách chiết khấu của hãng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và các chương trình khuyến mãi bạn tạo ra cho khách hàng. Từ mức chiết khấu nhận được từ hãng, bạn có thể cân nhắc trích ra để chạy các chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng quà cho khách hàng. 

Tổ chức và quản lý chương trình khuyến mãi cũng là điều các chủ cửa hàng cần lưu ý bởi nó đặt ra khá nhiều thách thức: 

  • Cửa hàng có thể áp dụng linh hoạt nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau dẫn đến quản lý chồng chéo, nhầm lẫn khi tính tiền sản phẩm và quản lý doanh thu.
  • Không nắm được số lượng voucher/ chương trình khuyến mãi đã phát hành, đã được sử dụng.
  • Không đánh giá được chính xác hiệu quả của chương trình khuyến mãi, thất thoát (hàng hóa, tiền bạc).

Để khắc phục những khó khăn trên và quản lý chương trình khuyến mãi tốt hơn nhằm đánh giá hiệu quả để thực hiện các chiến dịch khác trong tương lai, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chủ cửa hàng trong việc tổ chức, quản lý các chương trình khuyến mại tại cửa hàng. 

Quản lý đa dạng các chương trình khuyến mãi trên MISA eShop
Quản lý đa dạng các chương trình khuyến mãi trên MISA eShop
  • Thêm mới nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
  • Dễ dàng tùy chỉnh phạm vi và điều kiện áp dụng phù hợp với mục đích kinh doanh
  • Báo cáo từ tổng quan tới chi tiết 

6. Tối ưu hiệu quả kinh doanh bằng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Không chỉ giúp chủ cửa hàng tối ưu trong quản lý chương trình khuyến mãi nói riêng, phần mềm quản lý bán hàng là “cánh tay phải” đắc lực không thể thiếu cho các cửa hàng bán lẻ chuyên nghiệp từ khâu bán hàng, tới quản lý hàng hóa, và báo cáo về chi phí – doanh thu… Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc đầu tư áp dụng phần mềm vào quản lý và bán hàng là điều tất yếu nếu bạn muốn kinh doanh hiệu quả và bền vững. Việc lựa chọn được một đơn vị cung cấp phần mềm uy tín, chất lượng là điều cần cân nhắc kỹ bởi khi đã triển khai rồi sau thay đổi phần mềm là điều nên tránh.

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop – sản phẩm của Công ty Cổ phần MISA – thương hiệu có 27 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp phần mềm kế toán, bán hàng cho các doanh nghiệp SME với 2500 nhân sự, sản phẩm và cộng đồng hỗ trợ sử dụng MISA eShop phủ sóng khắp toàn quốc. 

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop
Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

MISA eShop được đánh giá cao với các tính năng thông minh:

  • Quản lý bán hàng trên tất cả các kênh: MISA eShop là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh (tại cửa hàng & online) hỗ trợ việc kinh doanh trên các kênh mạng xã hội và sàn thương mại điện tử (TMĐT), các kênh được kết nối gồm: Facebook, Shopee, Lazada, Zalo…
  • Báo cáo phân tích trên từng kênh bán hàng và toàn chuỗi: báo cáo doanh số, lợi nhuận; báo cáo tổng số đơn hàng, báo cáo mặt hàng bán chạy và phân tích xu hướng kinh doanh.
  • Quản lý nhiều fanpage cùng lúc trên Facebook: Với các cửa hàng có nhiều Fanpage, MISA eShop giúp quản lý đồng bộ bình luận, tin nhắn của khách hàng tại một nơi duy nhất.
  • Kết nối bền chặt giữa bán hàng tại cửa hàng và bán hàng online: Nếu những phần mềm khác trên thị trường chỉ đáp ứng tốt 1 trong 2 nghiệp vụ: quản lý tại cửa hàng hoặc quản lý bán hàng online, thì MISA eShop giúp quản lý cửa hàng hiệu quả cả hai. Hai kênh bán hàng này được tích hợp, đồng bộ cùng một hệ thống kho, thông tin hàng hóa, thông tin khách hàng… trên MISA eShop.

IV. Tổng kết

Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn những thông tin cần thiết và kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công. Quan trọng nhất là bạn cần có đủ vốn, mặt bằng thuận lợi, chiến lược kinh doanh rõ ràng và áp dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Chúc các bạn khởi nghiệp kinh doanh sơn thành công!

Bài viết liên quan
Xem tất cả