Kinh doanh trên mạng xã hội Facebook là một trong 5 xu hướng của ngành bán lẻ Việt Nam trong 2019. Tạo shop online trên Facebook là cách để bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp có thể kiếm được tiền. Câu hỏi đặt ra, bán hàng trên Facebook có cần đăng ký kinh doanh hay không?
1. Các hình thức kinh doanh trên Facebook
1.1. Bán hàng trên Facebook cá nhân
Với cách này, bạn có thể chủ động đăng sản phẩm nhanh chóng. Nhưng số lượng khách hàng tiếp cận bị hạn chế nếu danh sách bạn bè của bạn chỉ vài trăm người. Đồng thời, các post bán hàng liên tục cũng khiến cho lượt hiện thị bị giảm. Để bán hàng trên trang cá nhân hiệu quả, nên tận dụng tối đa các mối quan hệ và kết bạn với nhiều khách hàng tiềm năng.
1.2. Bán hàng trên Facebook Fanpage
Để phát triển page, cần liên tục đăng bài sản phẩm, tạo event để tăng lượt tương tác. Content tốt sẽ hút khách hàng tìm mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Kinh doanh trên page giúp bạn kết nối với nhiều khách hàng hơn.
1.3. Bán hàng trên Group Facebook
Group Facebook giống như xã hội thu nhỏ. Ở đó bạn có thể thoải mái trao đổi mua-bán, hoặc chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh.
Đọc thêm:
>> Bán hàng trên Facebook cá nhân sao cho hiệu quả?
>> Làm sao để page của bạn hiển thị vị trí đầu tiên khi tìm kiếm trên facebook
2. Bán hàng trên Facebook có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo thông tư số 47/2014/TT-BC, người bán hàng trên mạng xã hội (Facebook, Instagram hay Zalo…) không có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng … thì không phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương. Tuy nhiên, các hoạt động mua bán trên Facebook vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Quy định tại Điều 37, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về việc kinh doanh trên Facebook. Cụ thể:
- Phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của cá nhân kinh doanh, mã số thuế cá nhân (nếu có)… khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra.
- Phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, giá cả, dịch vụ vận chuyển.
- Đảm bảo tính chính xác, nguồn gốc về thông tin sản phẩm/dịch vụ.
- Tuân thủ quy định về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi người tiêu dùng.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật
Về nghĩa vụ thuế, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc Luật Quản lý thuế. Đó là quyền và nghĩa vụ của bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Theo luật quản lý thuế, bất kì ai là công dân Việt Nam hay sinh sống tại Việt Nam, đã kinh doanh là phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Các văn bản pháp luật thuế hiện hành quy định, các cá nhân kinh doanh (bao gồm cả hình thức kinh doanh qua mạng) có doanh thu bán hàng trên 100 triệu đồng/năm có nghĩa vụ đăng ký, khai nộp thuế.
>> Bán hàng trên Facebook có phải nộp thuế không?
>> Cách chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp
3. Một số lưu ý khi kinh doanh online
Theo thông tư số 47/2014/TT-BC quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau đây sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Bao gồm:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
- Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ
Nếu thành lập website thương mại điện tử mà không đăng ký sẽ phạt từ 20-30 triệu đồng.
MISA eShop hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về kinh doanh trên Facebook để tiến hành các quy định, thủ tục theo đúng quy định của Pháp luật. Chúc bạn kinh doanh thành công. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ nhé!