Làm đẹp là ngành không bao giờ dừng lại khi mà nhu cầu của con người chỉ có tăng, không có giảm. Kinh doanh mỹ phẩm do đó cũng trở nên thuận lợi hơn khi thị trường tiềm năng, sản phẩm đa dạng, khách hàng sẵn sàng chi trả cho nhu cầu làm đẹp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để làm giàu? Xem một vài kinh nghiệm được gợi ý dưới đây, tuy nhỏ mà rất thực tế và hữu dụng đấy.
Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý bán hàng mỹ phẩm chuyên nghiệp nhất
>> 5 nguồn hàng nhập mỹ phẩm giá sỉ tốt nhất 2020
1, Nên mở cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online?
Nên mở cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online là câu hỏi mà bất cứ ai chuẩn bị kinh doanh cũng đặt ra. Không khó để trả lời câu hỏi ấy nếu bạn xác định được mục tiêu, định hướng kinh doanh lâu dài. Nếu vốn ít, kinh doanh online sẽ là lựa chọn an toàn hơn cả. Nhưng để phát triển dài lâu, trong tay đã có nguồn vốn cố định thì việc mở cửa hàng mỹ phẩm sẽ là cơ sở để bạn phát triển kinh doanh nhanh hơn, nhiều khách hàng hơn. Lý do tại sao lại như vậy?
- Mở cửa hàng mỹ phẩm:
- Khách hàng có lòng tin hơn khi mình có cơ sở bán hàng
- Có thể kinh doanh online song song cửa hàng, không bỏ lỡ bất kỳ kênh bán hàng nào
- Có thể tiếp cận được những khách hàng không có thói quen mua sắm trực tuyến
- Kinh doanh online mỹ phẩm
- Có thể bán hàng trên nhiều kênh online nhưng không tiếp cận được các khách hàng ở kênh truyền thống
- Nhiều khách hàng chưa có lòng tin với shop online do chưa tạo dựng được thương hiệu uy tín
Giữa những yếu tố về kênh bán hàng, nguồn vốn, tiềm năng kinh doanh, bạn hãy đưa ra quyết định nên mở cửa hàng bán mỹ phẩm hay không. Sẽ không ai trả lời chính xác câu hỏi ấy bằng chính bạn, dựa trên thực lực mà bạn có.
2. Bán mặt hàng gì và sản phẩm mỹ phẩm nào?
Trước khi quyết định kinh doanh, chủ cửa hàng nên cân nhắc ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm như thế nào. Các sản phẩm trong ngành mỹ phẩm rất đa dạng: đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng da, sửa rữa mặt, mặt nạ… dòng cho nam hoặc cho nữ. Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng bạn có thể kinh doanh chuyên sâu hoặc đa dạng sản phẩm.
Sự ra đời của nhiều thương hiệu mỹ phẩm tạo nhiều cơ hội kinh doanh
Trên thị trường hiện nay có vô số các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ cho rằng ôm tất cả các loại thương hiệu thì sẽ thành công. Điều quan trọng là, trước khi quyết định bán loại mặt hàng, mỹ phẩm nào bạn nên khảo sát tìm hiểu các xu hướng làm đẹp chung và nhu cầu khách hàng, từ đó bạn mới có bức tranh tổng quát về thị trường.
Bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết về nguồn hàng mỹ phẩm, ưu nhược điểm của từng thương hiệu mỹ phẩm tại đây: Nên kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nào tốt?
2. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết về mỹ phẩm
Để mở cửa và kinh doanh mỹ phẩm thành công, đòi hỏi bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, chuẩn bị được những tình huống có thể xảy đến trong quá trình kinh doanh. Dự kiến những hoạt động sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu doanh số kỳ vọng.
Thông thường một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cần có những yếu tố: mục tiêu, khách hàng mục tiêu, chi phí đề xuất, kế hoạch marketing quảng cáo, phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng…
Ví dụ về một bản kế hoạch bán hàng trong 6 tháng tổng quát như sau:
Nội dung | Cách triển khai | Người thực hiện | |
Mục tiêu | – Khách hàng biết đến thương hiệu cửa hàng và các kênh bán hàng của cửa hàng – Doanh thu: 800 triệu |
Chia thành 3 giai đoạn: – 3 tháng đầu: doanh số 250 triệu – 2 tháng kế tiếp: Doanh số 200 triệu – 1 tháng cuối: 150 triệu |
– Team marketing – Nhân viên bán hàng – Chủ cửa hàng |
Kênh triển khai | Cửa hàng (Dự toán chi phí xx triệu đồng) |
– Bán hàng trực tiếp – Xúc tiến bán bằng những chương trình khuyến mãi: Giảm giá hóa đơn, mua m tặng n, khuyến mãi theo combo… – Triển khai chương trình khách hàng thân thiết |
– Nhân viên bán hàng – Chủ cửa hàng duyệt ưu đãi để triển khai – Nhân viên marketing triển khai trên các kênh truyền thông/ banner tại cửa hàng |
Facebook (Dự toán chi phí xx triệu đồng) |
– Lên danh sách sản phẩm bán hàng và được khuyến mãi – Đăng bài thường xuyên – Chạy quảng cáo về chương trình ưu đãi – Chăm sóc và chốt đơn hàng trên fanpage – Gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng cũ từ giai đoạn 2,3. |
– Team marketing – Chủ cửa hàng giám sát và đánh giá hiệu quả sau mỗi tuần/tháng. |
|
Shopee | – Lên danh sách sản phẩm được ưu đãi – Chăm sóc khách hàng và xác nhận đơn hàng |
– Team marketing/ bộ phận kinh doanh online – Chủ cửa hàng giám sát và đánh giá hiệu quả sau mỗi tuần/tháng |
|
Lazada | – Lên danh sách sản phẩm được ưu đãi – Chăm sóc khách hàng và xác nhận đơn hàng |
– Team marketing/ bộ phận kinh doanh online – Chủ cửa hàng giám sát và đánh giá hiệu quả sau mỗi tuần/tháng |
|
Website | – Lên danh sách sản phẩm được ưu đãi – Chăm sóc khách hàng và xác nhận đơn hàng – Chạy quảng cáo GDN nếu có ngân sách |
– Team marketing/ bộ phận kinh doanh online – Chủ cửa hàng giám sát và đánh giá hiệu quả sau mỗi tuần/tháng |
Đối với một bản kế hoạch, cần có mục tiêu, cách thực hiện và người thực hiện cụ thể. Trên đây chỉ là những hoạt động chính trong bản kế hoạch để bán hàng. Ngoài những hoạt động kể trên, bạn cần cân nhắc: kế hoạch nhập – kiểm hàng, chuẩn bị đầy đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách, quản lý dòng tiền, thông tin khách hàng, làm việc với đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp, đảm bảo cung cầu và vận hành hiệu quả.
3. Chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
Xin giấy phép kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh là điều cần thiết để cửa hàng hoạt động hợp pháp và thuận lợi. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
- Các chứng chỉ bằng cấp có liên quan đến ngành nghề kinh doanh (photo có công chứng)
- Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được kết quả tối thiểu sau 5 ngày làm việc.
Tìm kiếm mặt bằng thích hợp
Vị trí địa lý là một trong những quyết định lớn đến sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm. Dù địa điểm ở đâu thì bạn cũng nên chọn những khu vực có mật độ cư dân qua lại đông đúc, đường phố dễ dàng và có chỗ để xe thoải mái cho khách.
Nên chọn địa điểm tập trung dân cư đông đúc như trung tâm thương mại
Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn khách hàng sẽ tìm đến cửa hàng mỹ phẩm bởi yếu tố chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và hiệu quả của các kênh truyền thông.
Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng mỹ phẩm
Ngoài chuẩn bị kênh, địa điểm hay nguồn hàng, nếu muốn mở cửa hàng, bạn cần chuẩn bị trang trí cửa hàng cũng như các công cụ, dụng cụ cần thiết cho việc vận hành và quản lý.
- Nội thất cửa hàng mỹ phẩm: quầy thu ngân, sofa/ghế nghỉ cho khách hàng, tủ đựng mỹ phẩm, giá kệ trưng bày, tủ đồ lưu kho,…
- Nội thất trang trí: biển bảng, tranh ảnh, gương,…
- Công cụ, thiết bị khác: két đựng tiền, máy quét mã vạch, máy tính, máy in hóa đơn, máy quẹt thẻ/cà thẻ…
- Phần mềm quản lý bán hàng mỹ phẩm để quản lý doanh thu, tồn kho, lợi nhuận, khách hàng hay vận chuyên…
4. Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm
Một trong những bước quan trọng và khó khăn trong thị trường hiện nay là việc quảng cáo tiếp thị. Với tỷ lệ người sử dụng internet mua hàng ngày càng cao, tất nhiên các bạn không thể bỏ qua các kênh bán hàng trên mạng xã hội hay sàn TMĐT đầy tiềm năng này.
>> Bán hàng trên Facebook, bạn có đang gặp tình trạng mất khách
>> Tuyệt chiêu chốt sales trên facebook
Các hình thức tiếp thị sản phẩm truyền thống không phải là giải pháp tối ưu
Facebook là một trong những kênh kinh doanh trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể áo dụng trên các phương diện như group bán hàng, fanpage hoặc facebook cá nhân để quảng bá sản phẩm của mình. Chạy quảng cáo fanpage là hình thức truyền thông khá hiệu quả. Và đa số, đây cũng là kênh truyền thông chính yếu mà các shop mỹ phẩm thường sử dụng.
Ngoài ra, một số kênh marketing hiệu quả như khách hàng giới thiệu (referal – truyền miệng, tờ rơi, google adwords, GDN hay quảng cáo trên youtube, báo điện tử…).
5, Những khó khăn có thể gặp phải khi kinh doanh mỹ phẩm
-
Quản lý/chủ cửa hàng mỹ phẩm gặp khó khăn trong việc thống kê doanh thu, lỗ lãi, không kiểm soát được doanh số của từng mặt hàng hay combo sản phẩm. Không biết được được tình hình thu chi, tồn kho khi không có mặt tại cửa hàng.
-
Nhân viên bán hàng không nắm được các thông tin về sản phẩm (công dụng, màu, mùi hay kích cỡ của từng mặt hàng), giá bán dẫn đến việc tư vấn sai hay báo giá nhầm cho khách. Tình trạng gian lận vẫn xảy ra do nhân viên không được phân quyền và chỉ định vai trò.
-
Hàng hóa hết hạn sử dụng không biết. Không nắm được thông tin mặt hàng nào còn nhiều nhiều, mặt hàng nào gần hết dẫn đến tình trạng tồn kho nhiều, chậm thu hồi vốn hoặc sản phẩm bị hư hỏng gây lãng phí, thâm hụt vốn.
-
Quản lý khách hàng bằng phương pháp thủ công khiến chủ cửa hàng khó kiểm soát thông tin, lịch sử mua hàng của khách để phân loại cũng như tích điểm cho khách hàng thân thiết hay thông báo chương trình khuyến mại.
-
Quản lý thông tin bán hàng, thông tin giao hàng rời rạc trên nhiều kênh bán hàng. Khó khăn trong việc kết nối với các đơn vị vận chuyển uy tín.
Với những khó khăn trên đây, bạn cần có một công cụ quản lý hiệu quả để bán hàng và vận hành cửa hàng chuyên nghiệp hơn. MISA eShop sẽ là phần mềm giúp bạn khắc phục vấn đề về thanh toán, tồn kho, giảm thất thoát hàng hóa, sử dụng vốn có hiệu quả hơn và quan trọng nhất là quản lý đầy đủ, chi tiết tình hình bán hàng, quản lý khách hàng và mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Với các kinh nghiệm mở kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm trên đây, hi vọng bạn sẽ có được cái nhìn chính xác hơn về kinh doanh mỹ phẩm trong xu thế thị trường hiện nay.
Đăng ký dùng thử 15 ngày hoàn toàn miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm tại đây: