Kế hoạch phục hồi sau mùa dịch dành cho cửa hàng bán lẻ

814
cv

Dịch bệnh đã tác động nghiệp trọng đến tình hình kinh doanh, sự sụt giảm không phanh của doanh thu và lợi nhuận của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành bán lẻ. Các shop thời trang, mỹ phẩm, hoa và quà tặng… phải đóng cửa. Câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay: Sau Covid-19 quản lý cửa hàng bán lẻ nên làm gì để lấy lại thế cân bằng, dần hồi phục và phát triển? Cùng tìm hiểu kế hoạch phục hồi kinh doanh sau mùa dịch qua bài viết dưới đây.

Đọc thêm:
>> Tăng doanh thu bán hàng hiệu quả trong mùa dịch virus Covid-19
>> Bí quyết kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong mùa dịch

1. Đảm bảo cửa hàng sạch sẽ

Đầu tiên, những biện pháp tăng cường an toàn vệ sinh tại shop thời trang, cửa hàng mỹ phẩm không nên được tháo dỡ vội vàng. Các shop vẫn nên thực hiện những khuyến cáo của Bộ Y tế: khử trùng kho hàng, lau dọn cửa hàng thường xuyên, nhân viên bán hàng đeo khẩu hàng hoặc đặt bình rửa tay khô ở quầy thanh toán… Những trường hợp tái nhiễm hoặc diễn biến phức tạp của virus rút ra trong đợt bùng phát đóng vai trò quan trọng là khuôn mẫu để các shop cần nghiêm túc thực hiện.

2. Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn với số vốn nhất định trong khoảng thời gian phục hồi

Sau đại dịch, phần lớn các cửa hàng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính: doanh số giảm mạnh, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng hạn chế. Nhiều chuyên gia dự đoán, với các ngành hàng như thời trang, giày dép, mỹ phẩm thì lượng tiêu thụ vẫn chưa thể tăng cao sau dịch. Do đó, các shop bán lẻ ngành thời trang – mỹ phẩm cần xem xét thời điểm thích hợp để nhập thêm hàng mới. Hoặc có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá điều chỉnh giá để kích thích nhu cầu mua sắm hoặc nhắc nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Cần lưu ý các kế hoạch kinh doanh cần được thiết lập lại với các mục tiêu, ngân sách và kế hoạch cụ thể mới, chẳng hạn: xả hàng, chăm sóc khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới…

phục hồi kinh doanh sau mùa dịch

3. Thực hiện các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng

Tổ chức chương trình khuyến mãi giúp thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng đặc biệt trong khoảng thời gian sau dịch. Một số hình thức khuyến mãi bạn có thể tham khảo: Tặng hàng hóa, Giảm giá hàng hóa, Giảm giá hóa đơn, Mua m tặng n…

4. Quản lý chăm sóc khách hàng

Cửa hàng bán lẻ cửa bạn cần xem xét lại dữ liệu khách hàng và thị hiếu thị trường để có kế hoạch re-marketing tới khách hàng có quan tâm tới sản phẩm nhưng chưa phát sinh hành động mua hàng hoặc tiếp cận khách hàng mới. Nguyên nhân do trong thời gian dịch bệnh họ cần thắt chặt chi tiêu, các nhu cầu tiêu dùng mua sắm hạn chế.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop OCM tích hợp chatbot miễn phí giúp shop của bạn gửi tin nhắn messenger hàng loạt tới khách hàng đã từng tương tác với page. Đây là công cụ marketing hữu ích giúp bạn gửi những ưu đãi, khuyến mãi tới tất cả khách hàng. Trong trường hợp shop bạn mở cửa hàng, phần mềm có tích hợp với hệ thống quản lý thẻ thành viên và tích điểm điện tử 5Shop giúp shop tức thời thông báo khuyến mại, gửi mã ưu đãi để thu hút khách hàng.

5. Đẩy mạnh phát triển bán hàng đa kênh

Đại dịch do Covid-19 gây ra nhiều khó khăn nhưng cũng là thời điểm để các shop chuyển mình từ hình thức bán hàng truyền thống tại cửa hàng sang hình thức kinh doanh trực truyến trên mạng xã hội, sàn TMĐT… Thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi và chắc chắn xu hướng này sẽ phát triển.

Các chủ cửa hàng bán lẻ linh hoạt hơn trong việc vận hành và quản lý bán hàng đa kênh, chú trọng dịch vụ giao hàng và hậu mãi, giữ chân khách hàng. Cửa hàng có bán hàng online trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee… ) có thể thực hiện bán hàng online qua phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM. Phần mềm cho phép chủ cửa hàng kết nối tập trung các kênh bán hàng (Facebook, Lazada, Zalo,…) đang hoạt động tại một nơi, giúp tiết kiệm thời gian, công sức quản lý, đồng thời tăng hiệu quả bán hàng.

phục hồi kinh doanh sau mùa dịch

Chatbot tự động trả lời tin nhắn của khách hàng

6. Các kế hoạch dự phòng

Nếu nhu cầu tiêu dùng vẫn còn thấp, cửa hàng bạn nên có một kế hoạch để cải thiện chi phí vận hành tại cửa hàng và tăng năng suất. Xem xét các chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, tiền dịch vụ, tiền thuê nhân viên… để tập trung vào các kênh bán hàng online hiệu quả cao hơn. Các hoạt động này đảm bảo tạo điều kiện cho khả năng cửa hàng phục hồi.

Giới chuyên gia nhận định, để nền kinh tế khởi sắc sẽ cần thời gian. Do đó, chủ cửa hàng bán lẻ không nên quá lo lắng, tập trung vào những giải pháp để tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng trên tất cả các kênh bán hàng. Chúc các  bạn kinh doanh thành công!

Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng chuyên nghiệp nhất:

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả