Kinh nghiệm kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang online

6086
kinh doanh trang sức, phụ kiện

Trang sức, phụ kiện thời trang là một trong những ngành hàng được nhiều người lựa chọn kinh doanh bởi vốn nhẹ, khả năng xoay vòng vốn nhanh, nguồn hàng đa dạng. Nếu có nguồn vốn lớn, bạn có thể mở cửa hàng, còn không thì kinh doanh trang sức phụ kiện online trên mạng xã hội, sàn TMĐT – những kênh bán hàng hiệu quả trong thời đại mua sắm 4.0. Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm hữu ích sau để khởi nghiệp thành công.

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang online

Mức sống của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng cao, nhu cầu về trang sức vàng bạc, phụ kiện thời trang ngày càng lớn. Đồng hồ, mắt kính, vòng tay, thắt lưng hay bóp ví… là những phụ kiện không thể thiếu không chỉ là trang sức đơn thuần mà còn làm tôn lên vẻ đẹp và đẳng cấp. Do đó, phát triển kinh doanh dòng sản phẩm này có nhiều cơ hội phát triển, không cần quá lo lắng về thị hiếu người dùng.

Tuy nhiên, “chiếc bánh ngon dễ bị chia thành nhiều miếng”, các shop kinh doanh trang sức và phụ kiện mọc lên như “nấm sau mưa”. Đặc biệt với hình thức kinh doanh trực tuyến, ai cũng có thể dễ dàng đăng bán trên tài khoản cá nhân, fanpage hoặc tạo các gian hàng online trên sàn TMĐT, thậm chí tạo website.

Sự cạnh tranh về thiết kế, mẫu mã sản phẩm, giá cả đòi hỏi shop bạn cần xây dựng được quy trình chăm sóc, giữ chân khách hàng để mang tới những trải nghiệm mua sắm thú vị, biến khách hàng quen thành khách hàng trung thành.

trang sức phụ kiện thời trang
Thị trường kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang cạnh tranh khốc liệt

2. Xác định chiến lược kinh doanh trang sức, phụ kiện online

Không xác định phân khúc khách hàng và tìm hiểu xu hướng trước dẫn đến việc nhập hàng số lượng lớn, không chọn lọc mẫu mã. Hàng nhập về, không có khách hỏi, sản phẩm thì lỗi thời dẫn đến thất bại ngay bước đầu. Do đó, xác định chính xác đối tượng khách hàng để dễ dàng tập trung chọn nguồn hàng, sản phẩm và đầu tư hình ảnh, quảng bá tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

Ví dụ bạn có thể chuyên về trang sức, phụ kiện theo chất liệu như vàng/bạc hoặc chọn các sản phẩm theo phong cách vintage, bohemian, sang trọng… đáp ứng khách hàng theo độ tuổi.

Sau khi chọn được sản phẩm, phong cách đặc trưng bạn sẽ bắt tay xây dựng tài khoản cá nhân/fanpage để thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu. Qua đó để thấy xây dựng một kết hoạch kinh doanh chi tiết ngay từ khâu lựa chọn sản phẩm, kinh doanh sẽ dễ thành công hơn.

phụ kiện thời trang
Nên chọn các sản phẩm đặc trưng để khách hàng nhớ tới shop online của bạn

3. Cần bao nhiêu vốn để kinh doanh trang sức, phụ kiện online? 

Trong trường hợp bạn mở cửa hàng trang sức, phụ kiện thì sẽ cần số vốn khá lớn, khoảng 70 – 100 triệu đồng. Tùy thuộc vào vị trí mặt bằng vì bạn sẽ phải cọc trước 3 – 6 tháng tiền thuê mặt bằng. Ngoài ra còn nhập hàng và các khoản chi phí cố định khác.

Ngược lại, nếu bạn kinh doanh trang sức, phụ kiện online thì số vốn sẽ ít hơn vì không cần phải trả tiền mặt bằng, mở gian hàng trên các sàn TMĐT cũng hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ cần đầu tư vào chụp hình/video sản phẩm, quảng cáo, nhập hàng nên nếu có khoảng 30 – 50 triệu là có thể bắt đầu kinh doanh mặt hàng này.

4. Nguồn hàng kinh doanh trang sức, phụ kiện

Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên tìm hiểu và tham khảo nhiều nguồn hàng khác nhau để so sánh về giá cả và chất lượng. Không nên bị động, phụ thuộc vào một hoặc vài nguồn hàng cố định.

Các sản phẩm trang sức, phụ kiện thời trang cần phải đẹp, mẫu mã đa dạng và bắt kịp hottrend. Các nguồn hàng trang sức, phụ kiện

  • Xưởng chế tác gia công trang sức từ bắc tới nam như Gia Lâm, Long Biên (Hà Nội), Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp (Hồ Chí Minh)… Không khó để tìm địa chỉ cụ thể của từng xưởng thông qua google.
  • Nguồn bán sỉ trang sức, phụ kiện tại Quảng Châu hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản. Trang sức bán theo cân với giá sỉ, mẫu mã phong phú và bắt kịp xu hướng giá thành lại rẻ khiến đây là phương án tối ưu.

Hiện nay, các shop online đều nhập hàng từ các chợ đầu mối, xưởng chế tác hoặc nhập hàng Quảng Châu về. Đối với hàng Quảng Châu, bạn có thể chọn các hình thức sau:

  • Đến trực tiếp các chợ tại Quảng Châu để chọn mối hàng.
  • Đặt hàng trực tiếp trên các trang TMĐT của Trung Quốc như Taobao.com, Tmall.com, Alibaba.com…
  • Thông qua các đơn vị dịch vụ nhận order và vận chuyển về nước

Bạn có thể tham khảo những Nhập hàng phụ kiện thời trang ở đâu tại khu vực phía Bắc?

5. Không nên nhập hàng với số lượng lớn

Sau khi xác định được nguồn hàng và có vốn trong bay, bạn bắt đầu nhập hàng kinh doanh. Do đặc thù mẫu mã, thết kế thay đổi không ngừng theo xu hướng thời trang. Hôm nay khách hàng có thể thích mẫu A nhưng ngày mai lại săn lùng mẫu B. Kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang cần tính toán, dự đoán thời gian kéo dài của xu hướng cũng như sức mua của khách hàng.

Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên nhập mỗi loại một ít. Tránh tình trạng ôm hàng, chôn vốn. Vừa bán vừa tìm hiểu thói quen, nhu cầu của khách hàng để chuẩn bị cho những đợt nhập hàng tiếp theo.

6. Lựa chọn các kênh bán hàng online kinh doanh trang sức, phụ kiện

Với hình thức kinh doanh online, bạn sẽ không phải tốn chi phí thuê mặt hàng, trang trí cửa hàng. Thay vào đó tập trung phát triên các kênh bán hàng trực tuyến: Facebook, Instagram, Zalo, sàn TMĐT…

MISA eShop sẽ so sánh những ưu nhược điểm của hai kênh bán hàng online phổ biến nhất hiện nay là mạng xã hội và sàn TMĐT với hai đại diện tiêu tiểu: Facebook và Shopee:

Facebook Shopee
Ưu điểm
  • Tiếp cận được nhiều KH
    tiềm năng
  • Số lượng người dùng
    đứng thứ 2 tại VN
  • Là kênh xây dựng thương
    hiệu song song với bán hàng
  • Dễ thao tác, dễ đăng tạo sản phẩm khi bán
  • Dễ có đơn, ít tốn chi phí và Shopee bảo vệ người bán
  • KH được hỗ trợ freeship khi mua ở Shopee
  • Không cần tư vấn nhiều, KH tự đặt, tự chốt đơn
Nhược điểm
  • Thiếu tính ổn định, dễ bị
    khoá fanpage & tài
    khoản quảng cáo
  • Cạnh tranh lượt hiển thị với
    rất nhiều thương hiệu lớn
  • Tốn nhiều tiền để chạy
    thử nghiệm quảng cáo
  • Cần biết cách làm & làm
    chuẩn ngay từ đầu
  • Hàng giả nhiều nên định
    vị thương hiệu rõ ràng
  • Độ cạnh tranh cũng cao

Khi bán trang sức – phụ kiện online, hình ảnh/video giới thiệu sản phẩm cần chọn góc đẹp nhất, hình ảnh rõ ràng. Nếu đầu tư có thể giới thiệu cách mix trang phụ với trang sức kết hợp các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng.

 

kinh doanh phụ kiện

7. Kinh nghiệm quản lý gian hàng online kinh doanh trang sức phụ kiện

Kinh doanh phụ kiện thời trang với đa dạng sản phẩm, mẫu mã nên nếu quản lý thủ công ghi chép sổ sách thông thường dễ thất thoát hàng hóa. Không kiểm soát kịp thời tồn kho sản phẩm, khi khách hàng đặt trên gian hàng online bạn không có hàng để gửi rất dễ bị các sàn TMĐT phạt. Ảnh hưởng đến độ hiển thị và tiếp cận tới khách hàng.

Sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop tích hợp giải pháp quản lý bán hàng online là công cụ hỗ trợ quản lý hợp nhất các kênh bán hàng online trên cùng một hệ thống. Các tính năng nổi bật:

  • Tự động chốt đơn hàng trên livestream fanpage Facebook khi khách hàng comment theo cú pháp, giúp giảm thời gian, công sức chốt đơn.
  • Kết nối nhiều đơn vị vận chuyển (GHN, GHTK, ViettelPost, Ahamove), hỗ trợ Ship COD, dễ dàng so sánh phí ship rẻ nhất.
  • Quản lý thông tin hàng hóa và tồn kho, giảm thất thoát.
  • Quản lý đơn hàng và doanh số bán hàng, trả lương theo hiệu quả làm việc nhân viên.
  • Phân quyền nhân viên, tự động chia hội thoại chăm sóc khách hàng cho nhân viên trực page.
  • Tích hợp Chatbot, tự động trả lời khách hàng hay gửi tin nhắn hàng loạt cho KH cũ, tự động ẩn cmt của khách hàng, là hình thức marketing hiệu quả.

Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop full tính năng tại đây:

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả