Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu vốn? Nếu đã có bằng sẵn rồi thì tiền vốn nhập hàng, đầu tư trang thiết bị khoảng bao nhiêu? Đây là những băn khoăn của hầu hết các anh chị đang chuẩn bị kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Cùng MISA eShop phân tích các khoản chi phí để dự trù vốn mở tiệm tạp hóa chính xác nhất.
1. Các khoản vốn chính khi mở cửa hàng tạp hóa
1.1. Chi phí mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì đó là lợi thế để tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu. Mở cửa hàng tạp hóa nên chọn vị trí mặt đường, thuận lợi giao thông, đông dân cư.
Ở thành phố, chi phí thuê mặt bằng diện tích khoảng 50m² thường dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ở nông thôn, chi phí này có thể thấp hơn, khoảng 5 – 10 triệu đồng/tháng.
Lưu ý, một mặt bằng yêu cầu đặt cọc trước từ 1 đến 3 tháng tiền thuê, cộng thêm chi phí sửa chữa hoặc cải tạo ban đầu. Do đó khi dự trù vốn mở tiệm tạp hóa, bạn nên tính toán khoản chi phí này.
Trước khi quyết định thuê mặt bằng, cần nghiên cứu xem xung quanh đã có nhiều cửa hàng tạp hóa chưa. Nếu có quá nhiều cửa hàng cạnh tranh, bạn nên cân nhắc chọn vị trí khác để tránh bị cạnh tranh trực tiếp.
1.2. Chi phí trang trí và trang bị nội thất cho cửa hàng tạp hóa
Khoản chi phí này phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của cửa hàng. Dưới đây là một số hạng mục cần đầu tư khi mở cửa hàng tạp hóa:
- Giá kệ: Kệ để hàng cao 1m8 thường có giá khoảng 600.000 đồng/cái. Một cửa hàng rộng 50m² thường cần khoảng 20 cái kệ, tổng chi phí khoảng 12 triệu đồng.
- Tủ kính khung nhôm: Giá dao động từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng/cái, tùy thuộc vào kích thước và chất lượng.
- Hộp nhựa đựng hàng bán lẻ: Khoảng 1.000.000 đồng cho các loại hộp nhựa trong suốt để đựng các món hàng nhỏ.
- Tủ lạnh, tủ đông: Chi phí cho tủ lạnh hoặc tủ đông dao động từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng/tủ, tùy thuộc vào dung tích và thương hiệu.
- Hệ thống đèn và bảng biển: Chi phí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và bảng biển quảng cáo khoảng 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
- Camera giám sát: Lắp đặt hệ thống camera giám sát để đảm bảo an ninh, chi phí khoảng 4.000.000 đến 5.000.000 đồng/thiết bị.
- Phần mềm bán hàng: Chi phí cho phần mềm quản lý bán hàng dao động từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng, tùy thuộc vào tính năng và nhà cung cấp.
Tổng chi phí trang trí và trang bị nội thất cho một cửa hàng tạp hóa có thể dao động từ 25 đến 30 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của cửa hàng
1.3. Chi phí nhập hàng tạp hóa
Kinh doanh tạp hóa nên đa dạng từ gia vị, thực phẩm khô, đồ uống giải khát đến các sản phẩm mẹ và bé, thực phẩm đông lạnh… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhập nhiều thì vốn nhiều tác động trực tiếp đến khả năng kinh doanh và lợi nhuận tạp hóa.
Đối với cửa hàng nhỏ mở ở nông thôn, chi phí nhập hàng ban đầu khoảng 50 – 100 triệu. Trong khi các cửa hàng lớn hơn mở ở trung tâm hoặc thành thị thì số vốn nhập hàng hóa khoảng 150 – 200 triệu. Chi phí nhập hàng tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và loại hàng hóa bạn muốn kinh doanh. Bạn nên nhập hàng từ từ để thử phản ứng thị trường và tránh tình trạng đứt vốn.
1.4. Chi phí thuê nhân viên bán hàng tạp hóa
Tùy vào quy mô kinh doanh của cửa hàng, bạn nên cân nhắc việc tuyển thêm nhân viên phụ giúp. Nếu cửa hàng lớn, việc thuê nhân viên là điều cần thiết và chi phí này cũng cần được tính vào nguồn vốn mở cửa hàng tạp hóa. Để tối ưu chi phí, bạn nên thuê 1-2 nhân viên bán thời gian và thường xuyên tráo ca làm việc để tránh trường hợp gian lận.
Theo khảo sát thị trường lao động, chi phí thuê nhân viên bán hàng tạp hóa thường dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng/giờ. Tùy thuộc vào số giờ làm việc và số lượng nhân viên bạn cần, vốn mở tiệm tạp hóa vào khoản này có thể rơi vào khoảng 5 đến 10 triệu đồng/2 nhân viên.
1.5. Chi phí quản lý cửa hàng tạp hóa
Việc quản lý cửa hàng tạp hóa bằng sổ sách, excel sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn. Trong khi các mặt hàng tạp hóa nhỏ, dễ bị mất nên cần có camera theo dõi. Do đó bạn sẽ cần dự trù một khoản dành cho phi phí quản lý cửa hàng như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa, máy quét mã vạch, máy in, camera…
Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị MISA eShop chỉ từ 6.000đ/ngày giúp bạn quản lý bán hàng toàn diện từ sản phẩm, tồn kho, doanh thu, lỗ lãi, bán buôn, bán lẻ, tình trạng giao hàng đến chương trình khuyến mãi, tích điểm khách hàng…
Sử dụng phần mềm tính tiền tạp hóa MISA eShop dễ dàng nắm bắt được mặt hàng nào sắp hết, mặt hàng nào cận ngày hết hạn để có thể nhập thêm hàng hoặc triển khai khuyến mãi, trưng bày sản phẩm tại nơi dễ thấy nhất.
Quản lý kho trên phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa giúp bạn theo dõi và tính toán tự động số lượng mặt hàng có trong kho, tình hình nhập/xuất kho để từ đó đưa ra quyết định bổ sung hàng hóa kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phần mềm tích hợp với máy quét mã vạch, máy in, máy POS mini để quét mã sản phẩm, lên đơn và tính tiền nhanh chóng. Khách hàng có thể linh hoạt thanh toán bằng tiền mặt, thẻ, ví điện tử hoặc quét QR.
Cuối ngày, thay vì ngồi cộng sổ đếm hóa đơn, bạn có thể nhanh chóng kiểm tra các báo cáo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ,… trên phần mềm. MISA eShop cung cấp hơn 40 báo cáo chi tiết, trực quan bằng các bảng, biểu đồ. XEM THỬ HỆ THỐNG BÁO CÁO.
Với các mô hình chuỗi cửa hàng tạp hóa, sẽ có các báo cáo cho từng chi nhánh để chủ chuỗi nắm được tình hình kinh doanh để có những so sánh, đánh giá. Ngoài ra phần mềm cũng đưa ra các mặt hàng đang bán chạy, mặt hàng bán kém, cảnh báo hàng đến hạn,… giúp đưa ra kế hoạch xuất/nhập hàng phù hơp, tổ chức các chương trình đẩy hàng hóa kịp thời.
1.6. Chi phí dự trù
Tham khảo bảng tổng hợp chi phí khi mở cửa hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ
Các khoản phí | Dự trù (triệu đồng) | Tổng chi phí |
Mặt bằng | 5 – 15 triệu/tháng | Để mở cửa hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ diện tích khoảng 50m2 bạn cần khoảng 150 -200 triệu |
Nhập hàng ban đầu | 100- 150 triệu | |
Giá kệ siêu thị | 15 – 30 triệu | |
Máy tính + phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa MISA eShop | 6 – 8 triệu | |
Máy in hóa đơn | 2 triệu | |
Máy đọc mã vạch | 1,5 triệu | |
Thuê nhân viên (nếu có) | 5-7 triệu/tháng | |
Phụ phí khác | 7-10 triệu |
2. Bí quyết tính toán vốn mở tiệm tạp hóa
Việc tính toán vốn mở tiệm tạp hóa cần được thực hiện cẩn thận, chi tiết để tránh tình trạng thiếu vốn hoặc sử dụng không hiệu quả. Lập kế hoạch rõ ràng, dự trù chi phí hợp lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn khởi nghiệp thuận lợi và đạt được lợi nhuận bền vững.
Tham khảo công thức tính vốn mở tiệm tạp hóa:
Tổng vốn ban đầu = Chi phí khởi đầu + Chi phí vận hành dự kiến trong 3-6 tháng + Vốn dự phòng |
Ví dụ:
- Chi phí khởi đầu: 100 triệu (mặt bằng, sửa chữa, thiết bị, nhập hàng).
- Chi phí vận hành hàng tháng: 15 triệu (mặt bằng 5 triệu, điện nước 2 triệu, nhân viên 8 triệu).
- Vốn dự phòng: 45 triệu (3 tháng chi phí vận hành).
Vậy tổng vốn cần chuẩn bị: 100 triệu + (15 triệu x 3 tháng) + 45 triệu = 190 triệu.
3. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí mở cửa hàng tạp hóa
3.1. Tận dụng mặt bằng có sẵn
Tận dụng mặt bằng nhà riêng là một cách để tiết kiệm chi phí khi mở cửa hàng tạp hóa. Bằng cách này, bạn không chỉ giảm được chi phí thuê và đặt cọc mà còn có thể dễ dàng quản lý cửa hàng hơn. Tập trung nguồn vốn vào việc nhập hàng và trang trí cửa hàng từ đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
3.2. Bắt đầu kinh doanh tạp hóa với quy mô nhỏ
Khi mới kinh doanh, bạn nên nhập hàng hóa với số lượng vừa phải và tập trung vào các sản phẩm bán chạy để giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý hàng tồn kho và nhanh chóng xoay vòng vốn. Khi cửa hàng phát triển, bạn có thể mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm dần dần.
3.3. Tận dụng các thiết bị sẵn có hoặc mua sang nhượng
Thay vì mua mới công cụ dụng cụ, bạn có thể mua kệ, quầy thanh toán, tủ lạnh/tủ đông… đã qua sử dụng nhưng còn tốt tại các cửa hàng điện tử điện lạnh hoặc group sang nhượng trên mạng xã hội.
Với thiết bị bán hàng, có thể tận dụng máy tính hoặc điện thoại sẵn có cài đặt phần mềm quản lý bán hàng để quản lý, bán hàng. Khi hoạt động kinh doanh ổn định, có thể đầu tư các thiết bị bán hàng chuyên nghiệp sau như két tiền, máy quét mã vạch.
3.4. Tìm kiếm nhà cung cấp/nhà phân phối tạp hóa quy tín
Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín là một bước quan trọng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng hàng hóa cho cửa hàng tạp hóa của bạn. Các chợ đầu mối như chợ Tân Bình, An Đông ở TP.HCM, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhà buôn với giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên để có chính sách chiết khấu cao và hỗ trợ vận chuyển miễn phí, bạn nên làm việc với các đại lý hoặc nhà phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất. Nên tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội hoặc diễn đàn kinh doanh để tìm kiếm nguồn hàng uy tín và chia sẻ kinh nghiệm.
>> Đọc thêm: Cách tìm nguồn hàng sỉ tạp hóa giá rẻ, uy tín cho người mới kinh doanh
4. Tạm kết
Để mở một tiệm tạp hóa thành công, việc tính toán và quản lý vốn đầu tư là vô cùng quan trọng. Khi lựa chọn địa điểm hợp lý, tối ưu hóa chi phí thuê mặt bằng, quản lý hàng tồn kho hiệu quả… bạn có thể tiết kiệm chi phí đáng kể. Hy vọng với check list các khoản chi phí từ MISA eShop sẽ giúp bạn mở thành công cho cửa hàng tạp hóa của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!