Mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn cần chuẩn bị những gì? Xu hướng xây dựng nhà cửa, cầu đường, các công trình trường học trạm xá… tại nông thôn ngày càng phát triển. Đây cũng là cơ hội để anh chị khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng, kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn qua bài viết tổng hợp dưới đây.
Đọc thêm:
>> Kế hoạch mở cửa hàng vật liệu xây dựng dành cho người mới kinh doanh
>> Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng chuyên nghiệp
1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường
Trước khi mở cửa hàng VLDX ở khu vực bạn sinh sống cần tìm hiểu xem gần đó đã có cửa hàng kinh doanh nhóm mặt hàng này chưa? Nếu đã có thì quy mô, sản phẩm, giá cả như thế nào? Nền tìm hiểu xem nhu cầu người dân họ cần những sản phẩm gì? Mức chi tiêu khoảng bao nhiêu?… Sau khi trả lời được những câu hỏi này bạn mới có thể bắt đầu kinh doanh.
2. Xác định nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh
Nhóm hàng vật liệu xây dựng rất đa dạng từ nguyên vật liệu khi mới thi công công trình như gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép… đến khi hoàn thiện như tôn, sơn, gạch ốp… Ngoài ra còn có đồ nội – ngoại thất, đồ trang trí.
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn không nên kinh doanh tất cả các nhóm sản phẩm này. Thứ nhất, đầu tư vốn nhiều, thu hồi vốn chậm. Thứ hai, rủi ro cao chưa tính đến nhu cầu thị trường ở nông thôn thấp hơn so với thị trường thành phố lớn.
3. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
Để mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng chắc chắn cần một số vốn không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu là mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn thì số vốn sẽ được thu hẹp đi khá nhiều. Nếu bạn đang thiếu vốn, hãy tham khảo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng về cách huy động nguồn vốn.
Cần bao nhiêu tiền để mở cửa hàng VLDX? Tất nhiên chi phí sẽ ít hơn so với việc mở cửa hàng ở thành phố.
- Tiền thuê mặt bằng: Nếu không gian nhà bạn rộng, gần đường lớn, giao thông thuận tiện có thể tận dụng để mở cửa hàng luôn. Nếu không chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn dao động từ 7-10 triệu/tháng tùy vị trí.
- Tiền giá kệ: Một số sản phẩm đồ nội – ngoại thất cần bày biện thì cần giá kệ. Còn đối với các sản phẩm thô như cát, xi măng thì chỉ cần kho thoáng mát.
- Tiền oto, phương tiện vận chuyển: Các mặt hàng VLXD khá cồng kềnh, trọng lượng lớn nên việc thuê oto thường xuyên sẽ tốn khá nhiều chi phí và bất tiện. Anh chị có thể cân nhắc mua một xe bán tải chuyên dụng để giao chở hàng.
- Chi phí đầu tư phần mềm quản lý cửa hàng VLXD, ví dụ như phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop chỉ từ 3.000đ/ngày.
- Tiền nhập hàng: chiếm % lớn nhất vì hàng hóa VLDX giá nhập cao. Ạnh chị có thể nhập sẵn về cửa hàng hoặc làm đại lý trung gian: có đơn hàng thì mới nhập hàng từ các công ty VLXD/đại lý lớn.
4. Nhập hàng vật liệu xây dựng ở đâu?
- Liên hệ trực tiếp những công ty vật liệu xây dựng: Nguồn hàng được nhiều anh chị mới kinh doanh tìm đến. Mỗi công ty sẽ có những chính sách giá bán, hỗ trợ vận chuyển cho các đại lý, cửa hàng.
- Nhập hàng qua tổng đại lý khu vực
- Nhập hàng vật liệu xây dựng từ nước ngoài: Không phù hợp với thị trường khách hàng ở nông thôn
>> List nhà cung cấp uy tín ở Hà Nội TẠI ĐÂY
>> List nhà cung cấp uy tín ở Hồ Chí Minh TẠI ĐÂY
Đăng ký sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng VLXD MISA eShop quản lý hàng hóa, tính tiền chính xác, quản lý công nợ, doanh thu tại đây: