Bật mí 10 tips xây dựng kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch

94
Tip xây dựng kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch

Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến cho chính phủ phải đưa ra nhiều các quy định hạn chế di chuyển và tụ tập đông người. Cũng vì thế mà một số lĩnh vực kinh doanh, trong đó bao gồm cả ngành bán lẻ đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là đóng cửa. Để có thể tiếp tục kinh doanh trong và sau đại dịch thì buộc các cửa hàng phải có chiến lược kinh doanh và lên kế hoạch marketing thật tiết kiệm. Bật mí với các chủ shop 10 tips xây dựng kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch cực hiệu quả. Cùng dành vài phút để tìm hiểu nha!

1. Vì sao nên lập kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch? 

1.1. Kế hoạch marketing bán hàng –  Tấm bản đồ vạch ra phương hướng kinh doanh đúng đắn

Kế hoạch marketing bán hàng là một bản lộ trình chi tiết tất cả các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu Marketing bán hàng tổng thể. Bạn không đơn giản là ngồi tự vạch ra chúng mà cần qua quá trình nghiên cứu thi trường, phân tích tổng hợp ra các mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

Không chỉ xác định đích đến, mà “tấm bản đồ” này còn đo lường sẵn khoảng cách, những trang thiết bị cần thiết và dự phòng cả những phương án hành động khi gặp sự cố.

Theo Chỉ số điểm chuẩn bán hàng (SBI) thì 15-30% doanh số từ khách hàng mới thường là từ nguồn Marketing bán hàng.

Kế hoạch marketing bán hàng

Vì vậy, việc lập kế hoạch marketing bán hàng cần được chú trọng, đặc biệt trong gia đoạn mà các hoạt động kinh doanh đều đang bị hạn chế như hiện nay.

1.2. Những lợi ích khi lên kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch

Nhiều chủ shop hiện nay vẫn chỉ vẽ ra những bản kế hoạch marketing bán hàng đầy tính đối phó, không thực sự hiểu hết được tầm quan trọng và những lợi ích mà nó mang lại. 5 điểm dưới đây sẽ giải thích rõ ràng hơn:

  • Giảm thiểu rủi ro trong tương lai: Trong giai đoạn việc dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề và khó kiểm soát, thì việc dự đoán trước tình hình thị trường sẽ giúp hạn chế những sự cố ngoài ý muốn.
  • Nắm bắt được vị trí của cửa hàng: Phân tích kế hoạch của đối thủ, từ đó học hỏi và phát triển tốt hơn để định vị được thương hiệu mình trên thị trường.
  • Xác định và duy trì mục tiêu rõ ràng, nhất quán: Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cửa hàng đáp ứng được đúng nhu cầu, thị hiếu người dùng.
  • Phối hợp tốt hơn khi vận hành: Vạch ra chiến lược để tiếp cận khách hàng một cách nhịp nhàng bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ phù hợp với tình hình dịch để sử dụng.
  • Cải thiện hiệu quả làm việc: Đặt các mục tiêu và thời gian hoàn thành cụ thể, từ đó dễ dàng đo lường hiệu suất các hoạt động tiếp thị của bạn 

2. 10 tips xây dựng kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch cực hữu ích

Tip xây dựng kế hoạch marketing bán hàng trong mùa dịch

1. Bắt đầu với SWOT

SWOT chính là bước đầu tiên cần thực hiện khi lên kế hoạch marketing bán hàng. Hãy dành thời gian để viết ra Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ mà cửa hàng đang phải đối mặt, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Việc vạch ra SWOT giúp chủ shop đánh giá tổng quan được vị trí của cửa hàng trên thị trường từ đó tìm hướng đi thích hợp.

Ví dụ cửa hàng đang làm tốt công tác marketing online nhưng điểm yếu là chi phí khá tốn kém. Nhưng kinh doanh online đang rất thích hợp trong giai đoạn giãn cách nên cửa hàng không nên vì tiết tiệm chi phí mà cắt giảm hoạt động này.

2. Điều chỉnh để hoạt động marketing lấy người dùng làm trọng tâm

Đã đến lúc các chủ cửa hàng cần từ bỏ các đặc điểm, mô hình, và phân khúc thị trường mà trước đại dịch vẫn thường dùng để định hướng chiến lược và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Giờ là lúc cần phải thích nghi, chuyển đổi chiến lược marketing và thông điệp quảng cáo dựa trên chính thông tin thu thập được từ người tiêu dùng như dựa trên sở thích và thị hiếu của họ.

Chủ shop cần phải hiểu được sự thay đổi đáng kể trong nhu cầu của người tiêu dùng giữa lúc khủng hoảng này. Thực hiện một số nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của bạn:

  • Chính xác thì họ cần gì?
  • Vấn đề gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết cho họ?
  • Những tiêu chí nào họ sử dụng để đưa ra quyết định mua hàng?
  • Những phương tiện truyền thông nào họ tìm kiếm thông tin?
  • Những sự kiện nào họ tham dự?

>> Vai trò của Loyalty Program trong các chiến dịch Marketing

3. Đánh giá giá trị cạnh tranh của cửa hàng

Các cửa hàng bán lẻ đang được trao cơ hội để đồng hành với khách hàng trong thời điểm khó khăn này. Nếu biết tận dụng cơ hội thì bạn có thể sẽ xây dựng cho cửa hàng một nền tảng vững chắc và tập khách hàng trung thành.

Đánh giá giá trị cạnh tranh của bạn từ chính góc nhìn của khách hàng, đừng chỉ tập trung vào các cửa hàng kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn. Hãy tự hỏi trước những vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn sẽ cần gì và giải quyết được gì cho họ.

4. Biết thể hiện giá trị riêng biệt của thương hiệu mình

Bạn có thể đề xuất giá trị nổi bật và duy nhất của cửa hàng bạn một cách rõ ràng: lợi ích chính khách hàng nhận được là gì và điều gì làm bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.  Tập trung truyền thông những giá trị này trong tất cả các thông điệp Marketing.

Đặc biệt nếu những giá trị đó có thể giải quyết các vấn đề có liên quan trong mùa dịch thì càng tốt. Ví dụ cửa hàng thực phẩm của bạn tự sản xuất tự phân phối được nên khách hàng dù ở nhà vẫn có thể mua và nhận được nhưng sản phẩm chất lượng.

5. Thiết lập truyền thông Multi-channel 

Marketing có hiệu quả nhất khi bạn tác động đến khách hàng mục tiêu của mình thông qua càng nhiều kênh truyền thông càng tốt như chạy quảng cáo trên các mạng xã hội, gửi SMS, inbox, chat zalo, đăng bài trên các cộng đồng người tiêu dùng,…

kế hoạch marketing Multi-channel

Khi mà những ưu thế tại điểm bán đã bị hạn chế do việc phải đóng cửa tránh dịch. Thì bạn phải nắm bắt được những kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng để tìm kiếm, mua sắm và đảm bảo họ có thể thấy thương hiệu của bạn ở đó.

Vẽ lại hành trình tiêu dùng để xác định nhu cầu mới của khách hàng. Mua sắm online qua mạng xã hội và các sàn TMĐT (Shopee, Lazada,…) chính là xu hướng của người tiêu dùng trong mua dịch

>> 5 kiểu khách hàng cần đặc biệt chăm sóc trên MXH

6. Vạch ra hướng đi tích cực cho khách hàng

Người tiêu dùng đang cảm thấy căng thẳng khi không có đủ tiền chi tiêu. Đại dịch đã khiến cho nguồn thu nhập của nhiều người bị giảm thậm chí mất hoàn toàn. Mọi người dần thắt chặt chi tiêu, hạn chế những khoản không cần thiết và chỉ tập trung cho mua sắm lương thực và đồ dùng sinh hoạt.

Đây chính là lúc để các cửa hàng đồng hành cùng khách hàng, kết nối và giữ chân họ. Nỗ lực giúp khách hàng có hướng đi tốt hơn, tích cực hơn. Tập trung đến những họat động sẽ diễn ra sau mùa dịch, khi cuộc sống trở lại bình thường mới. Để khách hàng không lãng quên thương hiệu cũng như loại bỏ bạn ra khỏi kế hoạch mua sắm của họ.

7. Kèm theo call-to-action

Đảm bảo mỗi hoạt động truyền thông, chiến dịch marketing của cửa hàng bạn luôn bao gồm lời kêu gọi khách hàng hành động. Muốn biến người tiêu dùng tiềm năng thành khách hàng thì phải luôn tìm cách thúc đẩy họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của mình.

Không nên dùng quá nhiều lời kêu gọi sẽ dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu cho khách hàng. Có thể chỉ dùng 1 CTA và nó phải rõ ràng.

8. Doanh nghiệp phải luôn giữ liên lạc với khách hàng

Giao tiếp là chìa khóa quan trọng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đặc biệt trong kinh doanh, nó sẽ giúp bạn tiếp cận và thân thiết hơn với khách hàng.

Khách hàng sẽ muốn được trấn an, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn giữ liên lạc với họ thường xuyên và cập nhật cho họ về cửa hàng bạn, những thông tin về sản phẩm hoặc cách bạn ứng phó với đại dịch.

Chẳng hạn vấn đề sản xuất, giao hàng đúng hẹn, duy trì hoạt động hoặc đơn giản là các tin nhắn chăm sóc khách hàng… Điều này sẽ giúp bạn giữ chân được khách hàng hiện tại và mở rộng thêm lượng khách hàng tiềm năng.

>> Những sai lầm khiến khách hàng từ quen thân đến rời bỏ cửa hàng

9. Tìm ra hướng đi mới để tiếp cận khách hàng

Sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay đã trở thành xu hướng dẫn đầu trên thị trường. Đây là một kênh bán hàng hấp dẫn với những lợi ích dựa trên các nền tảng công nghệ được cập nhật liên tục và ngày càng được hoàn thiện.

mua sắm trên sàn thương mại điện tử

Những hoạt động bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,.. ngày càng sôi nổi và được nhiều cộng đồng người mua cũng như bán hàng tham gia. Mỗi tháng có đến hàng chục triệu lượt truy cập trên các sàn này. Đây là những khu chợ online khổng lồ với hàng triệu nhà bán cũng cấp đến hơn hàng tỉ sản phẩm.

Những đợt giải cứu hoa quả đã không còn chỉ là nhưng bài post trên mạng xã hội mà đã được bày bán online ngay trên các sàn TMĐT, website. Chính vì vậy việc gia nhập các sàn TMĐT, cũng như chuyển đổi kinh doanh O2O (offline to online) là xu hướng mà các đơn vị bán lẻ không nên bỏ lỡ.

10. Xem xét và kiểm tra thường xuyên

Cuối cùng, đừng để kế hoạch marketing bán hàng của bạn chỉ là những ý tưởng. Xem lại thường xuyên, triển khai và đánh giá hiệu quả của chúng. Hoạt động nào phù hợp nên phát triển nhân rộng, hoạt động nào kém cần cải thiện? Đó mới là cách để bạn biết những bản kế hoạch có thực sự hữu ích hay không.

Nếu cảm thấy việc tổng hợp, đánh giá một cách thủ công quá khó khăn và mắt thời gian thì bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cộng nghệ vào hoạt động marketing của cửa hàng. Để các phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ bạn từ vận hành đến cung cấp báo cáo cuối cùng. Đó cũng là một cách đầu tư thông minh để kinh doanh chuyên nghiệp và tối ưu hơn.

Trải nghiệm dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop trong 15 ngày ngay hôm nay!!

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả