Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Điều kiện và thủ tục pháp lý mở cửa hàng Vàng Bạc...

Điều kiện và thủ tục pháp lý mở cửa hàng Vàng Bạc Đá Quý

486
Điều kiện thủ tục pháp lý mở cửa hàng vàng

Điều kiện mở tiệm vàng là gì? Cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ thục pháp lý kinh doanh vàng bạc đá quý như thế nào? Kinh doanh vàng có cần xuất hóa đơn điện tử không?… là những thắc mắc của rất nhiều bạn đang có ý định kinh doanh ngành vàng bạc đá quý. Trong bài viết dưới đây, MISA eShop sẽ chia sẻ chi tiết nhất về những điều kiện và thủ tục pháp lý mở cửa hàng vàng bạc đá quý.

1. Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:

– Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

– Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.

– Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

– Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

– Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

– Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.

– Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán hàng trang sức mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6,7,8, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

2. Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành Vàng Bạc Đá Quý

2.1. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a, Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b, Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2.2. Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a, Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b, Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ.

2.3. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 

Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a, Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

b, Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

c, Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

d, Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

đ, Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a, Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.

b, Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

c, Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Ngoài những điều kiện về trên, cơ sở kinh doanh vàng cần phải trang bị đầy đủ thiết bị bao gồm: tủ kính trưng bày, cân vàng, đèn điện, gương các loại (lớn/nhỏ)… Ngoài ra, cần có phần mềm quản lý bán hàng tiệm vàng để xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.

Theo điều 12 NĐ 24/2012/NĐ-CP, khoản 6 điều 7 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 24 NĐ 88/2019/NĐ-CP, cửa hàng vàng bạc đá quý là trường hợp phải thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) kết nối với cơ quan thuế. Nếu cửa hàng vàng bạc vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép, tùy mức độ vi phạm.

Tháng 5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo về thực hiện hóa đơn điện tử trong giao dịch vàng. Cụ thể, cửa hàng kinh doanh vàng không có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Hiện nay, nhiều địa phương cũng đang triển khai công tác thanh kiểm tra thị trường vàng đảm bảo thị trường vàng hoạt động ổn định, minh bạch và đúng quy định pháp luật. Do đó, kinh doanh vàng bạc đá quý bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử.

Đáp ứng quy định về khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, Công ty Cổ phần MISA cung cấp trọn bộ giải pháp phát hành HĐĐT khởi tạo từ MTT trên Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop cho cơ sở kinh doanh Vàng Bạc Đá Quý:

  • Quét mã vạch tính tiền in bil xuất hóa đơn điện tử trực tiếp từ MTT, không cần đẩy chứng từ bán hàng sang phần mềm hóa đơn điện tử.
  • Phát hành hóa đơn có mã cơ quan Thuế theo TT 78/2021/TT-BTC hiển thị chi tiết mẫu mã sản phẩm, combo hàng hóa.
  • Xuất HĐĐT cho khách hàng bất cứ thời điểm nào do hóa đơn in ra từ MTT có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
  • Chủ động điều chỉnh sai sót do HĐĐT được gửi vào cuối ngày, không phải gửi từng hóa đơn như loại hóa đơn có mã thông thường.
  • Dễ dàng thiết lập nhiều MTT theo quy định, bán hàng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
  • Kết nối phần mềm kế toán MISA hạch toán chứng từ quản lý đồng bộ, chuẩn chỉnh doanh thu, lỗ lãi.

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý tiệm vàng MISA eShop xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền:

3. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ & thủ tục pháp lý mở cửa hàng Vàng Bạc Đá Quý

3.1. Hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh vàng

Các nhân, tổ chức khi mở tiệm vàng sẽ phải đăng ký loại hình kinh doanh. Tùy vào vốn điều lệ cũng như quy mô hoạt động, có thể chọn lựa 1 trong các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty Cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

Ngoài 4 loại hình doanh nghiệp trên, có thể đăng ký thành lập tổ chức tín dụng kinh doanh mua bán trang sức vàng và phải tuân thủ các quy định của pháo luật. Tổ chức tín dụng gồm các loại hình doanh nghiệp như: ngân hàng, tổ chức tài chính vĩ mô, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

*Lưu ý: Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ thành lập khác nhau, dưới đây là một số giấy tờ hồ sơ cần có: 

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh vàng;
  • Danh sách cổ đông (Nếu bạn chọn loại hình công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (Nếu bạn chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (Nếu người đại diện làm thủ tục mở tiệm vàng không phải là đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông và người đại diện làm hồ sơ.

*Một số mã ngành nghề kinh doanh vàng bạc đá quý: 

Mã ngành 4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chi tiết: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác;
Mã ngành 4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh;
Mã ngành 4789 Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức lưu động hoặc tại chợ.

3.2. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh vàng 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mở tiệm kinh doanh vàng theo quy định pháp luật như sau:

Bước 1: Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.

Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.

4. Những lưu ý khi kinh doanh mở tiệm Vàng Bạc Đá Quý

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Mở tiệm vàng phải đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh  nghiệp. Khi mở tiệm vàng, các cá nhân tổ chức sẽ phải lưu ý đến những điều sau:

– Về tên của tiệm vàng: Tên của tiệm nên ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa. Trước khi đăng ký tên cho tiệm vàng, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Để tránh trùng lặp. Nên đặt tên tránh các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp của năm 2014.

– Về trụ sở của doanh nghiệp: Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ rõ ràng. Được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể có thêm số điện thoại, số fax và thư điện tử.

– Ghi ngành nghề kinh doanh: trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Về vốn điều lệ: Pháp luật không quy định số vốn điều lệ khi mở tiệm vàng là bao nhiêu. Nhưng lại phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của cửa tiệm.

+ Đối với ngành nghề kinh doanh buôn bán trang sức vàng: pháp luật hiện nay không quy định rõ số vốn là bao nhiêu.

+ Đối với ngành nghề kinh doanh vàng miếng: số vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng trở lên.

– Điều kiện khác.

5. Tạm kết

Trên đây là những điều kiện và thủ tục pháp lý mở cửa hàng Vàng. Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên thì tiệm vàng có thể tiến hành hoạt động mua bán trao đổi đúng pháp luật và được pháo luật bảo đảm quyền lợi trong kinh doanh.

Bài viết liên quan
Xem tất cả