Xu hướng ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Nhiều phần mềm quản lý bán hàng ra đời đáp ứng nhu cầu thiết thực cho các cửa hàng, chuỗi cửa hàng quản lý chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực hơn. Thông qua phần mềm bán hàng, chủ shop có thể quản lý nhân viên, kho, hàng hóa, dòng tiền, chi phí, khuyến mãi, khách hàng và rất nhiều khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh cần có.
Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý shop quần áo chuyên nghiệp nhất hiện nay
>> Nên quản lý bán hàng bằng excel hay phần mềm?
Dưới đây, MISA eShop xin đưa ra những lợi ích khi chủ shop sử dụng phần mềm bán hàng vào việc quản lý so với việc quản lý thủ công như thông thường.
1. Phần mềm quản lý bán hàng giúp tiết kiệm thời gian trong mọi hoạt động bán hàng và quản lý
– Kiểm tra hàng tồn kho nhanh chóng: Việc sử dụng phần mềm giúp nhân viên hay chủ cửa hàng có thể kiểm tra hàng tồn kho nhanh chóng, biết được số lượng, mẫu mã của từng loại sản phẩm còn trong kho và số tiền tương ứng với lượng sản phẩm tồn kho.
– Tính tiền nhanh, chính xác: Khi khách hàng muốn thanh toán, số tiền khách phải trả của 1 hay nhiều sản phẩm sẽ được phần mềm tính toán ngay trên máy. Ngay cả khi áp dựng những chính sách chiết khấu hay khuyến mãi cùng lúc, giá của sản phẩm sau khi giảm giá cũng được xác định chính xác. Tránh việc tính toán không đúng hay mất thời gian cộng trừ thủ công như các cửa hàng khác vẫn làm.
– Báo cáo doanh thu, lỗ lãi hàng ngày: Thông thường, cuối mỗi ngày hay mỗi ca làm việc, nhân viên hay chủ shop sẽ phải tính toán và ghi lại doanh thu, hàng đã bán xem có khớp với thực tế hay không. Nếu chỉ bán mỗi ngày 1 vài sản phẩm, điều này có vẻ thật dễ dàng. Nhưng nếu cửa hàng bán một ngày vài chục hay vài trăm sản phẩm. Việc tổng hợp doanh thu, kiểm kê lại hàng hóa lúc cuối ngày mất khá nhiều thời gian.
Chưa kể đến khi áp dụng các chương trình khuyến mãi, lượng khách đông hơn thường ngày, nhân viên hay chủ shop có thể quên ghi lại sổ sách các khoản thu chi, dẫn đến khi kiểm kê hàng hóa cuối ngày không khớp, tốn không chỉ thời gian làm báo cáo, lỗ lãi, mà còn mất thời gian tìm nguyên nhân, lý do thất thoát tiền hàng hàng. Việc lập báo cáo doanh thu, lỗ lãi cuối ngày mất nhiều thời gian hơn.
Sử dụng phần mềm MISA eShop giúp nhân viên và chủ shop xuất báo cáo chi phí, lỗ lãi, doanh thu một cách nhanh chóng chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Đặc biệt chủ shop có thể xem báo cáo bất cứ lúc nào muốn khi sử dụng thiết bị điện thoại, máy tính, laptop…
2. Phần mềm bán hàng giúp tiết kiệm lên đến 30% chi phí bán
– Giảm chi phí thuê nhân viên: Sử dụng phần mềm bán hàng giúp tiết kiệm thời gian quản lý, kiểm kê kho hay tính doanh thu, lãi lỗ. Do đó, với các cửa hàng có từ 3 đến 4 nhân viên có thể giảm được khối lượng công việc của 1 người, từ đó giảm chi phí thuê nhân viên. Với các chuỗi cửa hàng, con số này được nhân lên và giảm chi phí một cách rõ rệt.
– Giảm chi phí tồn kho: liệt kê các đầu mục chi phí một cửa hàng phải bỏ ra thì chi phí tồn kho là 1 trong những chi phí chiếm nhiều hơn cả trong số vốn lưu động. Nếu chủ cửa hàng giảm được chi phí tồn kho mà vẫn đảm bảo đủ lượng hàng hóa cần thiết, thì việc giảm chi phí vào hàng tồn kho có thể tiết kiệm được không ít tiền. Muốn như vậy, chủ shop phải luôn luôn nắm bắt được tình trạng tồn kho thực tế tại cửa hàng. Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp chủ cửa hàng lo hết mọi việc về tồn kho và kiểm soát chi phí với lượng hàng tồn thực tế. Nhân viên và chủ shop sẽ không phải đi đếm từng cái trong kho và tính toán thủ công lượng giá trị tồn kho thực tế.
Nhờ việc luôn kiểm soát được con số tồn kho, mặt àng nào bán chạy, mặt hàng nào còn nhiều, các cửa hàng sẽ có kế hoạch nhập hàng và chính sách bán phù hợp để hạn chế lượng hàng tồn kho nhiều nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
– Giảm chi phí do giảm thất thoát hàng hóa: Các chi phí đầu tư vào cửa hàng là cố định, chi phí điện nước hàng tháng có thể tăng hoặc giảm hay chi phí nhân viên có thể kiểm soát, thì chi phí cho việc thất thoát hàng hóa là không thể dự đoán. Những cửa hàng nhỏ lượng hàng thất thoát là không nhiều. Tuy nhiên, với những cửa hàng đông khách, hoặc những shop bán hàng online có những đơn chuyển đi bị hoàn trả, việc thất thoát hàng hóa xảy ra là không hiếm.
Với phần mềm bán hàng, MISA eShop giúp chủ cửa hàng kiểm soát hàng hóa theo số lượng, màu sắc, kích cỡ chính xác. Với các đơn hàng bán trực tiếp hay chuyển đi xa, cửa hàng có thể tra cứu lịch sử và tình trạng, chỉ định nhà vận chuyển, giúp kiểm soát hàng hóa một cách sát sao nhất. Nhờ đó chủ cửa hàng giảm đi rủi ro về việc thất thoát hàng hóa và tiết kiệm được chi phí phát sinh trong trường hợp thất thoát hàng.
3. Tăng doanh thu nhờ phần mềm quản lý bán hàng
– Quản lý khoa học và hiệu quả: Nhờ việc quản lý chặt chẽ hơn, tiết kiệm thời gian hơn và chính xác trong quản lý hàng hóa, nhân viên và quản lý doanh thu, chi phí. Việc quản lý cửa hàng trở nên dễ dàng và gọn nhẹ hơn, giúp chủ cửa hàng tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động kinh doanh.
Đồng nghĩa với việc quản lý khoa học, cửa hàng có thể tăng được doanh thu nhờ những chính sách quản lý được cải tiến, dùng người đúng việc, đúng chỗ và tránh thất thoát, lãng phí.
– Áp dụng được những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, không chồng chéo: Những chính sách khuyến mãi hấp dẫn có thể được diễn ra đồng thời, cùng lúc mà không bị chồng chéo nhờ phần mềm quản lý cửa hàng. Những chính sách khuyến mãi góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu của cửa hàng.
Đọc thêm:
>> 4 chương trình khuyến mãi giúp bùng nổ đơn hàng
>> 3 phương pháp tăng doanh thu hiệu quả nhất cho shop thời trang
– Dễ dàng tư vấn cho khách hàng bằng catalog điện tử: Nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, chủ shop có thể giới thiệu cho khách hàng bằng ngay những hình ảnh được tích hợp trên website, nó giống như 1 catalog điện tử bao gồm các sản phẩm, mâu mã, kích thước được tổng hợp và thu nhỏ trên màn hình. Điều này thuận tiện cho việc tư vấn, giới thiệu cho khách hàng những mẫu mã bán chạy nhất, hoặc có thể là những mẫu phù hợp với thói quen, sở thích của khách hàng.
Nhờ việc tư vấn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, tỷ lệ chốt đơn có khả năng thành công cao hơn, do đó, doanh thu của cửa hàng có thể tăng lên bởi lý do chăm sóc khách hàng tốt hơn, kịp thời hơn.
4. Cửa hàng chuyên nghiệp và uy tín hơn trong mắt khách hàng khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
5. Quản lý cửa hàng ở mọi lúc mọi nơi thông qua phần mềm quản lý
6. Quản lý chuỗi cửa hàng bằng phần mềm quản lý
Với 1 lần khởi tạo, nếu muốn thêm 1 hay nhiều chi nhánh, MISA eShop sẽ giúp khách hàng tạo các chi nhánh và chúng được kết nối trên hệ thống với cửa hàng ban đầu.