1. Tự kết nối với đơn vị giao hàng
Các cửa hàng có thể tự lên các website của những công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post hay VN Post để đăng kí dịch vụ vận chuyển.
Trong khi Facebook chưa tự động kết nối với các đơn vị này thì các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee đã tích hợp với đơn vị giao hàng trên hệ thống. Nhưng do tỉ lệ bán hàng trên Facebook vẫn chiếm tỉ trọng lớn nên các chủ shop vẫn phải tự chủ động tìm kiếm và đăng kí dịch vụ.
Ưu điểm: cửa hàng có thể hưởng ưu đãi trực tiếp từ phía nhà cung cấp dịch vụ, không mất phí qua trung gian. Có hỗ trợ ship COD (nhận hàng mới thanh toán).
Nhược điểm: Không quản lý được đồng bộ đơn hàng, khi tra cứu trạng thái giao hàng cần truy cập riêng lẻ từng website của đơn vị giao hàng. Với những cửa hàng có ít số lượng đơn hàng chuyển đi, phía đơn vị cung cấp dịch vụ có thể không đến nhận hàng tận nơi, hoặc dồn đơn của 2-3 hôm mới đến lấy.
2. Kết nối với các đơn vị giao hàng được tích hợp trên phần mềm quản lý bán hàng
Để gia tăng tiện ích cho các chủ shop sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, nhiều nhà phát hành đã tích hợp các đơn vị vận chuyển trên hệ thống để chủ shop có thể kết nối giao hàng dễ dàng hơn.
Ưu điểm: Cửa hàng có thể chủ động nắm bắt tình trạng giao hàng trên hệ thống phần mềm quản lý bán hàng. Việc kết nối với các nhà vận chuyển cũng dễ dàng hơn, giảm bớt các thao tác và thủ tục phức tạp. Có hỗ trợ Ship COD.
Nhược điểm: Giá vận chuyển bị chênh lệch, phía nhà cung cấp phần mềm sẽ lấy thêm phí trên mỗi đơn hàng.
Như vậy, trước khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, chủ shop cần tìm hiểu kĩ về phía đơn vị phát hành xem họ có phải là đơn vị uy tín hay không. Đồng thời, chọn sử dụng phần mềm có tích hợp vận chuyển mà không bị đội phí lên cao.
Đọc thêm: Nên chọn đơn vị vận chuyển nào Ship hàng nhanh, uy tín?
Nếu bạn chưa biết phần mềm quản lý bán hàng nào đáp ứng việc kết nối với đơn vị giao hàng uy tín mà không phát sinh thêm chi phí, bạn có thể tham khảo ngay phần mềm MISA eShop chuyên nghiệp cho các shop thời trang, giày dép, kính mắt, phụ kiện thời trang…
Đây là phần mềm quản lý bán hàng giúp kết nối nhà vận chuyển và cửa hàng một cách trực tiếp trên hệ thống quản lý bán hàng, cửa hàng được hưởng trọn vẹn ưu đãi từ nhà vận chuyển, làm việc trực tiếp với họ mà vẫn có thể theo dõi tình trạng giao hàng tại một nơi duy nhất trên hệ thống quản lý bán hàng, đặc biệt đơn vị cam kết không phát sinh thêm phí hay lấy hoa hồng từ việc tích hợp vận chuyển cho khách hàng.
3. Gửi hàng qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa của tuyến xe khách hoặc chuyển phát nhanh
Với những khách hàng cần gấp sản phẩm, hoặc cửa hàng không kết nối được với các đơn vị giao hàng chuyên nghiệp, gửi hàng qua các nhà xe vận chuyển hành khách là cách nhiều shop vẫn đang sử dụng.
Ưu điểm: Thời gian vận chuyển nhanh chóng, với những lân cận thời gian giao hàng có thể chỉ trong 1-2 tiếng là có thể đến tay khách hàng. Tuy nhiên, đồng nghĩa với sự nhanh chóng ấy, chi phí vận chuyển không hề rẻ.
Nhược điểm: Nhân viên cửa hàng phải tự đi gửi hàng, khách hàng phải tự đi lấy hàng mà không được giao hàng tận nơi.
4. Lời kết
Ngoài 3 cách thức kết nối vận chuyển như trên, một số ít các shop còn tự kết nối với các shipper ruột để giao hàng trong nội thành, nội tỉnh, tự đem hàng qua bưu điện kí gửi hoặc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của một số đơn vị vận chuyển nhỏ lẻ.
Với xu hướng công nghệ hóa ngày càng phát triển, mua hàng online phổ biến và thịnh hành hơn bao giờ hết. Kết nối với các đơn vị vận chuyển là điều mà chủ shop nào cũng nên quan tâm để bán hàng nhiều đơn, cho nhiều khách hàng nhất.
Chúc cho chủ shop sớm tìm được cách thức phù hợp, đơn giản nhất để kết nối được với đơn vị giao hàng uy tín, tiết kiệm.