Bạn đang bán hàng trên các kênh online nhưng chẳng kênh nào hiệu quả? Vậy đâu là nguyên nhân khiến “bài vẫn đăng, khách vẫn hỏi nhưng chẳng ra đơn nào?”. Xem ngay những nguyên nhân bán hàng online không hiệu quả, cản trở việc chốt đơn của bạn tại bài viết dưới đây nhé!
Đọc thêm:
>> Giải pháp nào giải quyết mọi khó khăn trong bán hàng online
>> Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam
1, Shop online của bạn chưa tạo được uy tín
Có thể bạn đã bán hàng đã lâu, trên trang cá nhân thì có vài đơn nhưng trên fanpage facebook, shopee lại không có chuyển đổi. Mặc dù có khách hàng hỏi về sản phẩm, nhưng những khách hàng đó lại không chốt mua. Và một nguyên nhân phổ biến đó là khách hàng chưa tìm thấy sự tin tưởng ở bạn.
Họ không biết liệu rằng shop bạn bán hàng có uy tín hay không, hay đơn giản thấy trang của bạn ít người mua hàng. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý và quyết định mua của họ.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số mẹo MISA eShop nêu dưới đây:
- Khuyến khích khách hàng Đánh giá trang của bạn
- Đăng feedback của khách hàng
- Đăng bài viết, hình ảnh sản phẩm kèm hình ảnh, video thật về sản phẩm
Ngoài ra, khi page mới lập, bạn có thể sử dụng các nick khác để seeding cho chính bài viết của mình, hoặc nhờ đến cộng đồng bán hàng hỗ trợ (với điều kiện bạn cũng đi seeding cho họ). Đây là cách mất công nhưng không mất phí mà bạn có thể áp dụng khi có đủ kinh phí để chạy quảng cáo tiếp cận nhiều khách hàng.
2, Xem lại mức giá và sản phẩm bạn đang bán
Một trong những nguyên nhân bán hàng online không hiệu quả khiến khách hỏi mua rồi bỏ đi là do mức giá của bạn bán không phù hợp với khả năng chi trả của họ. Tất nhiên đây không phải lý do chính yếu, tuy nhiên, bạn cũng nên nhìn nhận lại sản phẩm bạn bán đã phù hợp với mức giá bạn đưa ra hay chưa.
Nếu bạn đang bán một mặt hàng đại trà, khách hàng có thể so sánh mức giá bạn đưa ra với những nơi khác có bán sản phẩm tương tự. Khi bạn đưa ra mức giá cao hơn mà không cho họ thấy nhiều lợi ích hơn, có đến 80% khách hàng sẽ chọn nơi bán rẻ hơn thay vì chọn bạn.
Điều bạn cần lưu ý ở đây, đó là dù bạn bán hàng ở mức giá nào, hãy khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng nhận được xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Chẳng hạn, trong một bài viết, bạn biết rõ sản phẩm của mình đang để mức giá cao hơn. Hãy thêm những nội dung hữu ích mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và hiểu rằng sản phẩm của bạn tốt hơn ở nơi khác. Chẳng hạn như bổ sung thông tin về chất liệu, chuẩn size, được đổi trả nếu hàng lỗi, … Việc so sánh và đưa ra thông tin sẽ giúp bạn bán hàng dễ dàng hơn nhiều đấy.
Đọc thêm:
>> Quản lý bán hàng trên Livestream thật đơn giản
>> Đã gửi được tin nhắn hàng loạt tới 500.000 khách hàng bằng Messenger
3, Thiếu sự quyết liệt trong kinh doanh online
Phổ biến ở những người mới kinh doanh đó là sự hời hợt, thiếu quyết đoán trong cách làm việc, đây là nguyên nhân khiến việc bán hàng của bạn không có sự tiến triển.
Không chỉ khi kinh doanh bằng cách mở cửa hàng, bán hàng online cũng cần có sự tập trung và trau dồi kiến thức, thường xuyên đổi mới cách làm cũng như quyết đoán trong công việc. Điều này thể hiện ngay khi bạn đăng bài bán hàng, đổi mới cách tiếp cận khách hàng, đăng bài thường xuyên hơn hay học cách chốt sales, trả lời khách hàng.
Tâm lý chán nản khi không bán được hàng ít nhiều ảnh hưởng đến việc bạn bán hàng. Nhưng đừng vì thế mà thiếu tập trung dẫn đến kết quả ngày càng giảm sút. Thay vào đó, MISA eShop sẽ đưa cho bạn một vài tips để cải thiện doanh số như sau:
- Chăm chỉ bán hàng trên các group, cộng đồng kinh doanh, họp chợ
- Chạy một chương trình không lợi nhuận để thu hút khách hàng
- Đầu tư thêm vào quảng cáo để tăng tương tác và chuyển đổi
- Đọc các kiến thức kinh doanh, marketing tại những Blog chia sẻ kinh nghiệm bán hàng
- Tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn về hành vi khách hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu
Tặng bạn tài liệu Tăng gấp 3 doanh số trên kênh bán hàng online dành cho người mới bắt đầu:
4, Không có kinh nghiệm chốt sales
Một tình trạng không hiếm gặp trong bán hàng online, đó là bạn đã thực hiện đầy đủ các bước, có khách hàng hỏi mua nhưng lại không chốt được đơn ở bước cuối cùng. Điều này cho thấy khả năng chốt sales của bạn vẫn chưa thực sự tốt.
Để có tuyệt chiêu chốt sales, bạn cần hiểu được mong muốn của khách hàng. Một khi khách hàng đã bình luận, nhắn tin hỏi về sản phẩm là chứng tỏ họ đang quan tâm đến việc mua hàng. Cản trở mua hàng của họ chủ yếu là về giá, hoặc chất lượng, hay phân vân với với sản phẩm khác. Bởi vậy, việc của bạn là làm cho họ vượt qua rào cản để ra quyết định mua hàng.
Một số tuyệt chiêu chốt sales bạn có thể tham khảo như sau:
- Báo khách hàng số lượng sản phẩm còn rất ít
- Trả lời khách hàng nhanh nhất có thể
- Không quên gợi ý khách hàng về việc chia sẻ thêm thông tin bản thân như mặc size nào, màu sắc yêu thích…
- Tìm hiểu chi tiết hơn tại Tuyệt chiêu chốt sales trên facebook
5, Nguyên nhân bán hàng online không hiệu quả: Không tập trung tối ưu kênh bán hàng
Việc bạn bán hàng trên tất cả các kênh là tốt, những nó chỉ thực sự tốt khi bạn có đủ nguồn lực để phát triển các kênh bán hàng đó. Nếu chưa có đủ nguồn lực hay thời gian chăm sóc tất cả các kênh, hãy tập trung tối ưu kênh bán hàng có thể kinh doanh hiệu quả nhất.
Điều đầu tiên, bạn nên đăng kí tài khoản trên các kênh bán hàng online để khách hàng đều dễ dàng tìm thấy bạn trên kênh bán hàng đó. Và chọn từ 1, 2 đến 3 kênh trong số đó để tối ưu nội dung, hình ảnh sản phẩm.Từ việc làm tốt một kênh, bạn sẽ có kinh nghiệm và thời gian để tối ưu các kênh còn lại.
Có không ít shop hầu hết chốt đơn trên facebook nhưng họ vẫn hoạt động trên Shopee, đó là bởi họ chuyển đơn đặt hàng trên Shopee để hỗ trợ khách hàng phí ship. Đây chính là cách để các shop lấy được sự yêu thích từ khách hàng. Đây chính là điểm khác biệt giữa người thành công và người chưa thành công, đó là việc biết tận dụng những lợi thế và ưu điểm của từng kênh bán hàng để khai thác tối đa lợi ích cho khách hàng và cho chính mình.
Trên đây MISA eShop đã đưa ra một vài nguyên nhân chính yếu khiến shop online của bạn không bán được hàng. Hy vọng rằng bài viết này thực sự hữu ích cho bạn, góp phần cải thiện hoạt động bán hàng của bạn.
Đọc thêm:
>> Bán hàng trên Lazada có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không?
>> Quản lý bán hàng trên Shopee đã tích hợp với OCM
>> Bán hàng đa kênh là gì? Phần mềm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp