Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Những lưu ý khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang

Những lưu ý khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang

5182

Nhượng quyền thương hiệu thời trang hiện nay là một cơ hội kinh doanh tiềm năng cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục nhượng quyền? Cùng tìm hiểu những lưu ý khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang để phát triển thương hiệu, gia tăng lợi nhuận.

1. Những điều cần biết về nhượng quyền thương hiệu

1.1. Nhượng quyền là gì?

Nhượng quyền (franchise) là một hoạt động thương mại. Theo đó bên một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống hay là phương thức được xác định bởi bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định, với khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận

Nhượng quyền là một thuật ngữ không còn xa lạ trong những năm gần đây, nó là một chiến lược phổ biến được nhiều công ty lựa chọn khi mở rộng đầu tư, kinh doanh.

Bên nhận nhượng quyền sẽ có được bí quyết kinh doanh, slogan, logo thương hiệu trang đó. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát, thực hiện hỗ trợ bên nhận quyền trong các hoạt động kinh doanh.

kinh doanh chuỗi nhượng quyền

Mango tổng sở hữu khoảng 2700 cửa hàng đặt tại 108 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó đại lý nhượng quyền chiếm đến 60%

Thực tế hiện nay ngày càng có nhiều người có xu hướng khởi sự kinh doanh bằng việc mua nhượng quyền thương hiệu để làm ngay mà không cần bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đầu. Tuy nhiên, nếu các bên khi tiến hành thủ tục nhượng quyền thương hiệu không nắm rõ quy định pháp luật thì có thể gặp rủi ro và phát sinh tranh chấp sau này.

Đọc thêm:
>> Quản lý chuỗi hàng trăm cửa hàng thời trang nhượng quyền cực dễ dàng với MISA eShop
>> Hướng dẫn cách quản lý chuỗi đại lý nhượng quyền trên phần mềm MISA eShop

1.2. Chi phí nhượng quyền

90% cửa hàng thời trang hiện nay đều ưu tiên phát triển chuỗi đại lý nhượng quyền để tăng độ phủ thương hiệu. Tuy nhiên, chi phí nhượng quyền thương hiệu thời trang không rẻ. Hai loại chi phí chính: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể thêm các khoản chi phí khác: phí thiết kế trưng bày cửa hàng, sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, tư vấn… Số vốn ban đầu cần có ít nhất khoảng 100 triệu.

2. Những lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam

2.1. Lĩnh vực ăn uống

Ngành dịch vụ ăn uống là một mảnh đất màu mỡ có mức tăng trưởng khá ổn định. Đây cũng là lí do mà việc đầu tư kinh doanh lĩnh vực này phát triển mạnh, đặc biệt là mô hình nhượng quyền thương hiệu. Hiện nay, sân chơi này trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự góp mặt của các thương hiệu đình đám Việt Nam như Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, The Coffee House,…

Đây luôn được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh nhanh chóng thu lại vốn, mang đến lợi nhuận cao và không khó quản lý.

Những loại hình kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất trong ngành F&B chính là: 

  • Nhượng quyền quán cafe: từ thương hiệu cao cấp đến bình dân đều có chuỗi kinh doanh nhượng quyền 
  • Nhượng quyền quán trà sữa: đây chính là loại hình hấp dẫn và ăn nên làm ra nhất hiện nay
  • Nhượng quyền quán lẩu nướng: tương đối phổ biến và có khả năng phát triển tốt
  • Nhượng quyền tiệm bánh: cũng đang dần thu hút và được nhân rộng tương tự như quán trà sữa
  • Nhượng quyền quán ăn nhanh: đáp ứng sở thích của giới trẻ và đã có nhiều thương hiệu lớn triển khai

kinh doanh nhượng quyền lĩnh vực ăn uống

2.2. Lĩnh vực bán lẻ

Thị trường bán lẻ vốn đa dạng và nhiều cơ hội, chính vì thế sự cạnh tranh trong đó rất gay gắt. Ở các thành phố lớn tiềm năng phát triển càng cao bởi dân cư đông đúc và sức tiêu thụ hàng hóa lớn. 

Để đảm bảo thành công trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, không chỉ phải đảm bảo chất lượng, giá cả mà ứng dụng công nghệ cũng là một vấn đề cạnh tranh quan trọng đối với lĩnh vực bán lẻ này. Chính là để đáp ứng tốt nhất sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tiêu dùng.

Những ví dụ dễ thấy nhất đang kinh doanh nhượng quyền thương hiệu một các rất phát triển đó chính là các siêu thị mini như Family Mart, Circle K, Shop&go, 7-Eleven,… 

kinh doanh nhượng quyền lĩnh vực bán lẻ

Tuy nhiên đó không phải là những ngành duy nhất kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trên thị trường bán lẻ. Một số ngành nổi bật khác như: 

  • Nhượng quyền thời trang: sôi nổi nhất trong thị trường bán lẻ không thể không nhắc đến các cửa hàng thời trang. Do nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà từ thời trang công sở đến thể thao, đi chơi, dự tiệc… đều có thể kinh doanh nhượng quyền
  • Nhượng quyền mỹ phẩm: ngành sản phẩm này mở rộng ra ở nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Chính vì thế, nó là phân khúc dễ mở rộng chi nhánh 
  • Nhượng quyền spa, làm móng: do nhu cầu chăm sóc và làm đẹp bản thân gia tăng nên đây là một trong những thị trường màu mỡ và dự báo sẽ trở thành xu hướng kinh doanh
  • Nhượng quyền nhà thuốc: là một trong những ngành hàng thiết yếu và khách hàng cần đến độ uy tín của thương hiệu thì kinh doanh nhượng quyền là lựa chọn tốt nhất 
  • Nhượng quyền nhà sách: là mô hình đòi hỏi sự đầu tư lâu dài nhưng đổi lại việc kinh doanh khá ổn định

Trong bài viết này, MISA eShop sẽ giới thiệu với bạn mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền đang hot hiện nay – Chuỗi nhượng quyền thời trang

3. Những mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền thương hiệu thời trang cơ bản

Nhượng quyền thương hiệu thời trang là hình thức kinh doanh khi cá nhân/tổ chức được sử dụng thương hiệu/tên sản phẩm thời trang đang có trên thị trường trong với những quy định ràng buộc rõ ràng.

Có 4 loại nhận quyền thương hiệu cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền. Tùy thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh có thể lựa chọn những mô hình phù hợp.

3.1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là mô hình nhượng quyền “trọn gói” với thời gian trung bình từ 5 – 30 năm. Bên nhượng quyền hỗ trợ bên nhận quyền:

  • Hệ thống chiến lược, quy trình quản lý, quy tắc vận hành, xử lý hàng hóa, marketing & quảng cáo…
  • Hệ thống thương hiệu
  • Bí quyết kinh doanh
  • Sản phẩm và dịch vụ

Bên nhận quyền sẽ trả cho bên giao quyền phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động, Có thể phát sinh những khoản chi phí khác như nội thất, thiết kế trưng bày cửa hàng…

3.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Đối với mô hình này, bên nhượng quyền chỉ nhượng lại một mảng nào đó trong kinh doanh như: sản phẩm, cung cấp hình ảnh thương hiệu, quy trình quản lý… Bên nhượng quyền cũng không giám sát và can thiệp quá nhiều vào các hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

3.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền thường gặp ở các thương hiệu thời trang lớn như H&M, Zara… Bên nhượng quyền ngoài việc trao quyền kinh doanh sản phẩm còn hỗ trợ người quản lý, điều hành doanh nghiệp.

3.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng tham gia góp vốn với tỷ lệ nhỏ.

nhượng quyền thương hiệu

Bên nhận quyền sẽ được sử dụng phong cách thiết kế và quy trình bán hàng từ thương hiệu nhượng quyền

4. Lợi ích khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang

4.1. Đối với bên nhượng quyền

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhượng quyền là cách huy động vốn nhân lực thông minh từ các thương hiệu lớn:

  • Tiết kiệm: Để mở một chi nhánh thời trang mới cần vốn đầu tư khá lớn. Chưa kể chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, quản lý đồng bộ… Nhượng quyền kinh doanh cho đại lý sẽ tiết kiệm chi phí mở cơ sở, tận dụng được nguồn lực vốn, nhân sự bên nhận quyền để mở rộng thị trường kinh doanh
  • Tăng độ phủ của thương hiệu: Các đại lý nhận quyền được phép sử dụng hình ảnh thương hiệu để bán hàng, marketing… Càng có nhiều đại lý nhượng quyền ở nhiều địa điểm, thành phố khác nhau càng làm tăng hình ảnh thương hiệu.
  • Gia tăng lợi nhuận từ chi phí nhượng quyền và các hoạt động kinh doanh từ đại lý nhượng quyền

4.2. Đối với bên nhận quyền

Nhượng quyền thương hiệu thời trang là con đường ngắn nhất để những người khởi nghiệp làm giàu vì những lợi ích sau:

  • Không cần phải trải qua các bước xây dựng thương hiệu khó khăn: Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã xây dựng được hình ảnh và có chỗ đứng trên thị trường. Do vậy, nếu nhận nhượng quyền thì chỉ cần tập trung vào kinh doanh, gia tăng doanh số.
  • Không phải lo về sự đa dạng mẫu mã sản phẩm
  • Có được hệ thống kinh doanh phân phối một cách nhanh nhất: Do đã có thương hiệu từ trước nên việc nhập các sản phẩm dễ dàng.
  • Đảm bảo chi phí và rủi ro ở mức thấp nhất: Thương hiệu nhượng quyền đã xây dựng được danh tiếng. Sản phẩm thời trang đảm bảo chất lượng nên có thể an tâm kinh doanh.
  • Được đào tạo các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp. Vững vàng hơn trong con đường kinh doanh của mình

5. Khó khăn khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang

5.1. Đối với bên nhượng quyền

Liệu kinh doanh nhượng quyền có đảm bảo 100% tính bền vững và phát triển cho thương hiệu thời trang? Làm sao để quản lý danh sách hàng trăm cửa hàng đại lý trên khắp cả nước? Hay theo dõi kịp thời doanh thu của từng đại lý?

Nhượng quyền đồng nghĩa với việc chia sẻ các bí mật kinh doanh và quy trình hoạt động. Tuy nhiên, những giá trị này rất khó để cấp giấy phép sử dụng cho mỗi đại lý. Khi hết hợp đồng, đại lý có thể dựa trên những kỹ năng đã được đào tạo phát triển riêng. Hoặc có thể tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh của thương hiệu nhượng quyền.

Phần mềm quản lý chuỗi MISA eShop

Làm thế nào để theo dõi chính xác danh sách hàng trăm đại lý nhượng quyền? 

5.2. Đối với bên nhận quyền

  • “Là chủ nhưng không phải là chủ”: Kinh doanh nhượng quyền buôn bán sản phẩm thời trang với thương hiệu của người khác. Các quy trình hoạt động tuân theo những khuôn khổ. Vì vậy, nếu hiệu quả kinh doanh không đáp ứng được bên chủ nhượng thì có thể bị hủy hợp đồng nhượng quyền.
  • Không được tự do sáng tạo: Khi nhận quyền thương hiệu, mọi thứ đều có sẵn nên việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.
  • Kinh doanh nhượng quyền đồng nghĩa với việc giúp cho thương hiệu bên giao quyền phát triển lớn mạnh. Nếu công ty mẹ khủng hoảng thì những cửa hàng nhượng quyền chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo hiệu ứng domino.

Kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang là hình thức đang rất phát triển tại Việt Nam. Nó mang lại những cơ hội lớn cho thương hiệu và những nhà doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, nếu không tính toán cẩn thận cả hai bên nhượng và nhận quyền sẽ phải chịu tổn thất lớn. Để giải quyết những khó khăn trong việc quản lý chuỗi hàng trăm cửa hàng, các thương hiệu thời trang có thể tham khảo một số phần mềm quản lý cửa hàng đáp ứng được nghiệp vụ Quản lý chuỗi nhượng quyền đại lý.

MISA eShop – Phần mềm quản lý bán hàng chuỗi phù hợp với mô hình chuỗi outlet hoặc nhượng quyền, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý kho tổng, kho tại cửa hàng, nhân viên, khách hàng và doanh thu tại từng chi nhánh cũng như doanh thu tổng.

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng MISA eShop

 

CTA

Bài viết liên quan
Xem tất cả