Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu...

Hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

5229
Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có thể giúp bạn làm giàu hay không? Câu trả lời là có, nhưng nó chỉ đúng với những ai đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch kinh doanh và tinh thần sẵn sàng. Sau đây MISA eShop sẽ hướng dẫn bạn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chi tiết nhất để vận hành cửa hàng trơn tru hơn.

1.Các bước lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Các bước lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Các bước lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa

1.1. Nghiên cứu thị trường 

Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh để xây dựng kế hoạch kinh doanh sát với thực tế. Đặc biệt trong bối cảnh mở cửa hàng tạp hóa không quá phức tạp, nhiều cửa hàng “mọc lên như nấm sau mưa” tại các khu dân cư đông đúc.  Dưới đây là các thông tin bạn cần tìm hiểu:

  • Về nhu cầu thị trường

Để lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa hiệu quả, khảo sát khu vực là bước quan trọng. Nên đi thực tế tại khu vực dự định kinh doanh, quan sát lưu lượng người qua lại, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm và đánh giá mức sống cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân trong khu vực. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tiềm năng và xác định được vị trí phù hợp cho cửa hàng.

Từ đó, có thể lập danh sách các sản phẩm thiết yếu mà khách hàng thường mua tại cửa hàng tạp hóa, bao gồm: đồ ăn, thức uống, đồ gia dụng nào.

Ngoài ra, nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện nay cũng rất quan trọng, chẳng hạn như các sản phẩm organic, hàng nhập khẩu hoặc các thực phẩm eatclean… Việc này giúp bạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạp ra sự khác biệt cho cửa hàng tạp hóa của mình.

  • Phân tích khách hàng mục tiêu: 

Khách của cửa hàng tạp hóa có thể được phân loại thành ba nhóm chính:

Hộ gia đình Nhu cầu mua sắm các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, đồ gia dụng
Cá nhân Đặc biệt là nhân viên văn phòng và người đi làm, thường mua các sản phẩm nhanh, gọn để tiện lợi cho cuộc sống bận rộn.
Khách hàng lân cận Là những người dân sống gần cửa hàng, chiếm tỷ lệ lớn và thường xuyên ghé thăm cửa hàng.

Đừng quên tìm hiểu những loại sản phẩm nào được ưa chuộng và giá cả trung bình mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Mục tiêu để sau đó xây dựng danh mục sản phẩm và chiến lược giá cả phù hợp tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

  • Đánh giá các cửa hàng tạp hóa khác: 

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bạn cần có danh sách liệt kê các cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini gần khu vực dự định mở cửa hàng, quan sát cách bày trí, loại sản phẩm và dịch vụ của họ. Đồng thời, đánh giá giá cả và các chương trình khuyến mãi mà họ đang áp dụng.

Sau khi thu thập thông tin, bạn cần phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Điểm mạnh có thể bao gồm sản phẩm đa dạng, giá rẻ và vị trí thuận tiện. Tuy nhiên, họ có thể có điểm yếu như không cung cấp dịch vụ giao hàng hoặc ít chương trình ưu đãi.

Để tạo sự khác biệt, bạn có thể cung cấp các sản phẩm độc đáo như đồ organic hoặc hàng nhập khẩu. Ngoài ra, tích hợp công nghệ vào quản lý bán hàng và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cũng là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm.

MISA AMIS
Tính tiền in bill bán hàng tạp hóa chính xácẤN VÀO KHÁM PHÁ GIẢI PHÁP

1.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa

Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần có mặt bằng kinh doanh tại nhà hoặc thuê mặt bằng. Tùy vào quy mô cửa hàng bạn định mở mà thuê mặt bằng lớn hay nhỏ. Với cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hoặc siêu thị mini thì mặt bằng cần có tối thiểu khoảng 30m2, tại các con ngõ dân cư đông đúc hoặc tầng trệt các khu chung cư, mặt đường các khu đô thị hay con phố có nhiều người dân sinh sống.

Cửa hàng tạp hóa có xu hướng dịch chuyển dần sang siêu thị mini, ngay cả với quy mô nhỏ, các cửa hàng tạp hóa cũng bày trí giống siêu thị với giá kệ để hàng, bày trí hàng hóa… để dễ tìm kiếm và nâng cao tính thẩm mỹ.

Địa điểm kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Lựa chọn địa điểm & mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa phù hợp

Ngoài mặt bằng kinh doanh, nếu bạn muốn triển khai các kênh bán hàng khác ngoài điểm bán tại cửa hàng, bạn có thể lập các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Zalo Shop, Shopee, Lazada, Sendo… Với các mặt hàng như hàng tiêu dùng, gia dụng,… cũng được khách hàng đặt mua trên các kênh trực tuyến rất nhiều.

1.3. Vốn – mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu tiền? 

Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền vốn để mở cửa hàng tạp hóa? Tùy thuộc vị trí cửa hàng (thành thị hay nông thôn), quy mô, số lượng mặt hàng nhập ban đầu mà chi phí vốn sẽ khác nhau. Dưới đây là những chi phí cố định bạn cần hạch toán khi lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Giá thuê khác nhau giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị.
  • Chi phí nhập hàng: Tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và số lượng hàng hóa bạn muốn dự trữ.
  • Chi phí trang thiết bị bao gồm phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ đông, máy tính, máy in hóa đơn, hệ thống đèn chiếu sáng, camera giám sát…

Dùng thử miễn phí

  • Chi phí thuê nhân viên: Nếu bạn dự định thuê nhân viên, mức lương trung bình khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.
  • Chi phí dự phòng và vận hành: Bao gồm chi phí quảng cáo, khai trương, xử lý rủi ro và các chi phí điện nước khác.

Trong các mục chi phí trên, vốn nhập hàng là số vốn lớn hơn cả chiếm đến khoảng 50 – 60% chi phí vốn ban đầu.

Tham khảo bảng dự toán chi phí mở cửa hàng tạp diện tích 50m2 tại 01 quận ở TP. Hà Nội:

Hạng mục Chi tiết Chi phí ước tính (VNĐ)
1. Chi phí thuê mặt bằng – Diện tích: 50m²
– Vị trí: Quận trung tâm Hà Nội
– Giá thuê: 15-20 triệu đồng/tháng
– Thanh toán trước: 3 tháng
45.000.000 – 60.000.000
2. Chi phí cải tạo và trang trí – Sơn sửa, lắp đặt hệ thống điện, nước
– Biển hiệu, trang trí nội thất
20.000.000 – 30.000.000
3. Chi phí trang thiết bị – Kệ trưng bày: 20 bộ x 600.000đ/bộ = 12.000.000đ
– Tủ kính khung nhôm: 2 cái x 1.500.000đ/cái = 3.000.000đ
– Tủ lạnh: 5.000.000đ
– Tủ kem: 4.000.000đ
– Camera an ninh: 4.000.000đ
Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa: 2.300.000đ
– Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền: 15.000.000đ
45.300.000
4. Chi phí nhập hàng ban đầu – Hàng hóa đa dạng: nhu yếu phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm khô, nước giải khát,…
– Ước tính: 100.000.000 – 150.000.000
100.000.000 – 150.000.000
5. Chi phí nhân viên – 2 nhân viên bán hàng
– Lương: 5.000.000đ/người/tháng
– Thanh toán trước: 1 tháng
10.000.000
6. Chi phí khác – Giấy phép kinh doanh
– Quảng cáo, marketing khai trương
– Dự phòng chi phí phát sinh
10.000.000 – 15.000.000
Tổng cộng 228.000.000 – 308.000.000

Như vậy, để mở cửa hàng tạp diện tích 50m2 tại 01 quận ở TP. Hà Nội bạn sẽ cần khoảng 200.000.000đ – 300.000.000đ.

*Lưu ý: 

  • Chi phí trên mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thực tế.
  • Nên dự trù thêm một khoản chi phí dự phòng để xử lý các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch.
  • Việc lập kế hoạch chi tiết và quản lý chi phí chặt chẽ sẽ giúp cửa hàng hoạt động hiệu quả và bền vững.

Dùng thử phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop

1.4. Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp

Việc lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của cửa hàng. Về nguồn hàng khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, có nhiều cách để bạn có thể nhập hàng.

  • Nếu vốn đủ lớn và muốn mở đại lý cấp 1, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp chuyên sản xuất sản phẩm.
  • Nếu là đại lý cấp 2, 3 hoặc cửa hàng nhỏ, bạn có thể tìm đến đại lý cấp 1 hoặc các nhà phân phối hàng tiêu dùng, tạp hóa hay các đơn vị chuyên sản xuất bánh kẹo, đặc sản,…

Bạn nên liên hệ với nhiều nhà cung cấp để có bảng báo giá hàng tạp hóa và chọn NCC với giá hợp lý, có hỗ trợ vận chuyển càng tốt. Tham khảo danh mục list hàng hóa sau đây: 

bảng báo giá tạp hóa

Gợi ý 4 nhóm NCC nguồn hàng tạp hóa phổ biến hiện nay:

Nhà sản xuất và kênh phân phối chính thức
  • Lấy hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất hoặc nhà phân phối lớn như Unilever, P&G, Vinamilk, Coca-Cola, Pepsi.
  • Ưu điểm: Đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định, hỗ trợ trưng bày sản phẩm.
Chợ đầu mối và đại lý bán buôn
  • Nhập hàng từ các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Bình Tây.
  • Ưu điểm: Giá cả cạnh tranh, đa dạng sản phẩm.
  • Lưu ý: Cần kiểm tra kỹ chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
Nhà cung cấp địa phương
  • Hợp tác với các nhà cung cấp nhỏ lẻ trong khu vực để nhập các sản phẩm đặc trưng địa phương.
  • Ưu điểm: Tạo sự khác biệt cho cửa hàng, hỗ trợ kinh tế địa phương.
Nhập hàng từ nước ngoài
  • Nếu có khả năng, bạn có thể nhập các sản phẩm độc đáo từ nước ngoài để thu hút khách hàng.
  • Lưu ý: Cần tuân thủ quy định nhập khẩu và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

*Lưu ý: Khi làm việc với NCC nguồn hàng, hợp đồng cần chi tiết về giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và chính sách đổi trả. Việc đánh giá định kỳ hiệu quả của nhà cung cấp là cần thiết để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Cách quản lý Công nợ Nhà cung cấp TẠI ĐÂY

1.5. Xây dựng chính sách giá cho từng sản phẩm

Khi set giá bán sản phẩm tạp hóa, cần đảm bảo đã bao gồm chi phí và mang lại lợi nhuận đủ để duy trì hoạt động. Mức giá phải hợp lý so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng. Một số tips như:

  • Với các sản phẩm thiết yếu như gạo, mì ăn liền, dầu ăn, và đường, bạn nên đặt mức giá cạnh tranh hoặc thấp hơn một chút so với thị trường để thu hút khách hàng thường xuyên.
  • Đối với các sản phẩm có vòng quay nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, và đồ ăn nhẹ, giá bán nên gần với giá thị trường nhưng có thể áp dụng ưu đãi khi mua số lượng lớn.
  • Các sản phẩm cao cấp như đồ organic và hàng nhập khẩu nên được định giá cao hơn.
  • Nhóm sản phẩm phụ kiện ít thiết yếu như túi rác, bật lửa, khăn giấy… có thể đặt giá cao hơn một chút vì đây là mặt hàng ít nhạy cảm về giá.

Các phương pháp định giá trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa như:

Định giá theo chi phí  Giá bán = Chi phí + (Chi phí X Tỷ lệ lợi nhuận mong muốn)
Định giá cạnh tranh So sánh giá bán của đối thủ cạnh tranh và đưa ra mức giá tương đương hoặc thấp hơn một chút.
Định giá theo giá trị Dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm (ví dụ: hàng organic, nhập khẩu).
Định giá khuyến mãi Áp dụng giá thấp hơn trong thời gian ngắn để kích cầu hoặc thu hút khách hàng mới ví dụ như Mua 1 Tặng 1, Giảm giá 10% khi mua từ 3 sản phẩm…

1.6. Chuẩn bị thủ tục đăng ký kinh doanh

Theo Quy định pháp luật Việt Nam, việc mở cửa hàng tạp hóa yêu cầu phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Mở cửa hàng tạp hóa không thuộc các trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh nên cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có).

Sau khi nộp hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

*Lưu ý: Việc kinh doanh không có giấy phép có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Xem chi tiết Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh hay không?  

1.7. Thiết kế thi công, trang trí cửa hàng tạo hóa

Cửa hàng tạp hóa được thiết kế và trang trí khoa học sẽ không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo sự thuận tiện trong quản lý và tăng doanh thu. Áp dụng các nguyên tắc dưới đây tối ưu hóa không gian và mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng:

  • Sắp xếp các kệ trưng bày theo dạng hình chữ U hoặc chữ L để tận dụng tối đa diện tích.
  • Đặt các kệ cao sát tường và kệ thấp ở giữa để tạo lối đi thoải mái.
  • Lối đi chính nên rộng từ 80cm – 1m để khách hàng dễ di chuyển.
  • Các lối phụ giữa các kệ cần đủ rộng để khách không bị khó chịu khi mua sắm.
  • Hàng thiết yếu: Đặt ở vị trí dễ thấy nhất, gần lối vào.
  • Hàng bán chạy: Đặt ngang tầm mắt, dễ thu hút sự chú ý.
  • Hàng ít phổ biến: Đặt ở kệ dưới cùng hoặc kệ trên cao.
  • Đặt quầy thu ngân gần lối ra, dễ dàng quan sát và quản lý.
  • Trang bị máy POS tích hợp phần mềm quản lý tính tiền tạp hóa.
  • Phân chia khu vực theo nhóm sản phẩm như: thực phẩm khô, hóa mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm tươi.
Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa MISA eShop
Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa MISA eShop

1.8. Lên kế hoạch khai trương, tiếp thị cửa hàng tạp hóa

  • Về ngày khai trương chọn ngày đẹp hợp tuổivà chuẩn bị các hoạt động hấp dẫn như giảm giá, tặng quà, hoặc tổ chức các trò chơi có thưởng.
  • Quảng bá sự kiện khai trương qua các kênh truyền thông như mạng xã hội, tờ rơi, biển quảng cáo tại khu vực xung quanh.
  • Thông báo mời bạn bè, người thân và các khách hàng tiềm năng đến tham dự.
  • Chuẩn bị kỹ về hàng hóa, đảm bảo đầy đủ và đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tạo các hương trình khuyến mãi đặc biệt trong tuần khai trương để kích thích mua sắm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

2. Check list công cụ và phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh cửa hàng tạp hóa 

Có 3 phương pháp thường được áp dụng để quản lý tồn kho cho cửa hàng tạp hóa, bách hóa, siêu thị mini.

  • Thứ nhất là quản lý bằng sổ sách. Cách này còn được áp dụng nhưng đã lỗi thời, chỉ thích hợp với cửa hàng quy mô siêu nhỏ, có ít lượng mặt hàng
  • Thứ hai là quản lý bằng excel, phù hợp với cửa hàng đã có máy tính, số lượng mặt hàng ít, đa số chỉ quản lý được lượng tồn kho theo số lượng, chi tiết về số lô, hạn sử dụng (HSD) của hàng hóa thì phức tạp hơn, khó quản lý
  • Thứ ba là quản lý bằng phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng tạp hóa, là xu hướng quản lý thời 4.0 của hầu hết các ngành hàng, trong đó có bán lẻ. Cách này khắc phục được nhược điểm của 2 cách kể trên, phần mềm bán hàng tạp hóa hỗ trợ quản lý tới hàng nghìn mã hàng, số lô, hạn sử dụng hàng hóa, tự động báo cáo tồn kho và giá trị tồn kho. Dễ dàng quản lý tồn kho, xuất nhập hàng hóa ngay trên di động và báo cáo mặt hàng bán chạy, tồn nhiều tại cửa hàng.

Tăng tốc độ bán hàng tính tiền nhanh, bán hàng tạp hóa chuyên nghiệp hơn


3. Những lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Kiến thức kinh doanh bao gồm cách vận hành cửa hàng hiệu quả, kinh nghiệm quản lý cửa hàng, cách sử dụng vốn hiệu quả, quản lý nhân viên hay làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng… Những kiến thức này không tự nhiên có mà cần tích lũy qua thời gian kinh doanh thực tế, đọc tài liệu, lắng nghe kinh nghiệm được chia sẻ từ các chuyên gia hay người kinh doanh trước đó.

Đặc biệt, bạn cần chuẩn bị tinh thần tốt, chịu được áp lực, bởi bỏ một số vốn lớn để đầu tư cửa hàng tạp hóa nhưng không phải ngày một, ngày hai có thể thu hồi vốn. Áp lực khi tiền ra như nước, tiền thu nhỏ giọt sẽ là vấn đề lớn đối với những ai chưa từng kinh doanh. Chưa kể những vấn đề trong quá trình kinh doanh như thất thoát hàng hóa, công nợ phát sinh với khách hàng, nhà cung cấp. Nếu chưa sẵn sàng đối mặt với những vấn đề kể trên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở cửa hàng.

Bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh tại: Cộng đồng kinh doanh 4.0

4. Làm thế nào để kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong 6 tháng để thu hồi vốn? 

Để thu hồi vốn nhanh, bạn cần bán được nhiều sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy việc thu hồi vốn thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Lượng khách mua hàng
  • Số vốn bỏ ra ban đầu

Để thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, trong kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa các chủ shop thường áp dụng một số mẹo sau đây:

  • Tránh tình trạng nhập hàng ồ ạt. Bán đến đâu, nhập hàng đến đấy. Nhóm mặt hàng thường nhanh thu hồi vốn: Đồ ăn nhanh (Mì ăn liền, Sữa chua, nước ngọt, bánh kẹo ngọt,…), Sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân (bột giặt, nước rửa tay, kem đánh răng..)
  • Lãi ít trong thời gian đầu để kéo khách, thu hút khách hàng
  • Khuyến mãi với các đơn hàng có giá trị lớn để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và trở thành khách quen
  • Lưu thông tin khách và ghi nhớ tên khách hàng là cách để gây thiện cảm ngay từ đầu với khách hàng
  • Lưu lại công nợ với nhà cung cấp để lấy vốn xoay vòng. Nhạp hàng kỳ tiếp theo sẽ trả hóa đơn nhập hàng của kỳ trước đó
  • Kế hoạch truyền thông: truyền thông tại điểm bán bằng cách in tờ rơi, áp dụng voucher cho khách hàng: Giảm giá với hóa đơn mua hàng từ 500.000đ, tặng voucher 15.000đ cho lần mua hàng tiếp theo…, phiếu in các mặt hàng được trợ giá hoặc các sản phẩm được tặng kèm….

5. Mẫu kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa chi tiết trong 1 tháng khởi nghiệp (tham khảo)

Hạng mục Công việc cụ thể Thời gian thực hiện Ghi chú
1. Chuẩn bị ban đầu
1.1. Nghiên cứu thị trường – Khảo sát khu vực kinh doanh: nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Tuần 1 Ghi chú các sản phẩm bán chạy.
– Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu (tuổi, thu nhập, thói quen mua sắm).
1.2. Lựa chọn mặt bằng – Tìm kiếm, đánh giá các mặt bằng khả thi. Tuần 1 Ưu tiên nơi đông dân cư.
– Đàm phán và ký hợp đồng thuê mặt bằng.
2. Lập danh mục sản phẩm
2.1. Chọn nhà cung cấp – Liên hệ và thương thảo với các nhà cung cấp sản phẩm. Tuần 1-2 Chọn nhà cung cấp giá tốt, uy tín.
2.2. Xây dựng danh mục sản phẩm – Lập danh sách sản phẩm cần nhập (nhu yếu phẩm, đồ khô, đồ uống, gia vị, v.v.). Tuần 2 Đảm bảo đa dạng nhưng không dư thừa.
2.3. Nhập hàng ban đầu – Đặt hàng và nhận hàng từ nhà cung cấp. Cuối tuần 2 Kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm.
3. Thiết lập cửa hàng
3.1. Trang trí cửa hàng – Lên ý tưởng và thiết kế không gian cửa hàng. Tuần 2-3 Tạo không gian gọn gàng, dễ tìm hàng.
– Mua kệ trưng bày, bảng hiệu, tủ lạnh (nếu cần).
3.2. Phân loại và trưng bày hàng – Sắp xếp sản phẩm lên kệ theo nhóm hàng hóa. Cuối tuần 3 Tận dụng nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy.
4. Quản lý và vận hành
4.1. Lắp đặt phần mềm bán hàng – Cài đặt phần mềm (KiotViet, Sapo POS, POS365, v.v.). Cuối tuần 3 Đảm bảo dữ liệu hàng hóa chính xác.
4.2. Đào tạo nhân viên – Hướng dẫn sử dụng phần mềm bán hàng. Đầu tuần 4 Nhân viên cần nắm rõ cách thanh toán.
– Huấn luyện kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.
5. Quảng bá cửa hàng
5.1. Tiếp thị trực tuyến – Tạo Fanpage Facebook, Google My Business. Tuần 4 Đăng hình ảnh cửa hàng, sản phẩm.
5.2. Chương trình khai trương – Tổ chức khuyến mãi (giảm giá, quà tặng cho đơn hàng đầu tiên). Cuối tuần 4 Tăng nhận diện và thu hút khách hàng.

6. Tạm kết 

Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, đến việc lựa chọn địa điểm, xây dựng chiến lược giá cả… Mỗi bước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mở cửa hàng tạp hóa thành công. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết từ A – Z trên của MISA eShop sẽ giúp bạn có kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa thu hút khách hàng và phát triển bền vững.

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả