“Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!” – câu nói cho thấy chất lượng thực phẩm đang là mối lo hiện hữu của con người hiện nay. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện và cho rằng, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền cao hơn 5 – 10% để mua thực phẩm sạch. Qua đó cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn ngày càng nhiều. Đây cũng là cơ hội để nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch. Tại các thành phố lớn, các cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm sạch đua nhau mọc lên. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng mở bán thành công, có doanh thu và lợi nhuận ổn định. Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch qua bài viết dưới đây.
1. Những khó khăn trong việc kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch
1.1. Chưa tìm hiểu nhu cầu của thị trường và chọn sai phân khúc khách hàng
Kinh doanh thực phẩm sạch đã từng trở thành làn sóng trong giới kinh doanh khi xuất hiện khắp nơi các cửa hàng thực phẩm sạch. Ở trung tâm thành phố Hà Nội, bạn dễ dàng tìm được một cửa hàng bán nông sản sạch tại các con phố lớn, khu tập thể tập trung dân cư. Tại đây có đầy đủ thực phẩm thiết yếu từ đậu phụ, thịt lợn, rau cải, rau ngót… đến những loại thịt cá: thịt lợn mán, thịt lợn hữu cơ, cá thu, cá hồi…
Nhu cầu của người tiêu dùng cao nhưng chỉ 1/3 cửa hàng đã mở thành công. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thất bại của 2/3 cửa hàng còn lại là do không tìm hiểu nhu cầu của thị trường, chọn sai phân khúc khách hàng và địa điểm mở cửa hàng.
Khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường
Phần đông tâm lý người tiêu dùng Việt khá đơn giản, họ quan niệm: ra chợ mua thực phẩm cho tiện hoặc mua của người quen vì tin tưởng đó mới là nguồn thực phẩm sạch. Họ băn khoăn giá cả trong cửa hàng luôn đắt hơn hoặc không tin tưởng nguồn gốc rau củ quả trong cửa hàng… Những thói quen khó mà thay đổi được, đặc biệt tại những khu dân cư có mức thu nhập thấp, có chợ thì mở cửa hàng thực phẩm sạch ở đây cạnh tranh khá cao.
1.2. Đã mở cửa hàng thành công nhưng nguồn hàng thực phẩm sạch nghèo nàn
So sánh với chợ “cái gì cũng có” còn tại cửa hàng thực phẩm sạch của bạn số lượng thực phẩm hạn chế, không kịp thời cung cấp cho người tiêu dùng cũng là một nguyên nhân thất bại. Nếu cửa hàng chỉ chuyên về một sản phẩm ví dụ như thịt heo sạch hoặc gạo sạch thì cần đảm bảo nguồn hàng luôn đủ. Tuy nhiên, do mặt hàng không phong phú nên doanh thu tại cửa hàng sẽ không như mong đợi và sẽ bị ảnh hưởng theo mùa.
1.3. Vội vàng mở rộng quy mô hoặc đầu tư vào các khoản cố định quá nhiều
Nhiều chủ cửa hàng nghĩ rằng kinh doanh thực phẩm sạch tiềm năng, doanh số trong vài tháng đầu vượt qua dự tính nên vội vàng đầu tư mở rộng cửa hàng hoặc các trang thiết bị hiện đại, thuê thêm nhân viên. Tuy nhiên hãy cân nhắc các khoản này, kinh nghiệm sau ít nhất 1 năm kinh doanh có chỗ đứng trên thị trường, nếu không việc mở rộng quy mô sẽ trở thành gánh nặng lớn cho hoạt động kinh doanh.
Các chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên, chi phí dịch vụ…. bạn vẫn phải chi trả trong khi doanh số và lợi nhuận không cân đối, dễ xảy ra tình trạng phải đóng cửa hoặc không có vốn để nhập hàng kinh doanh.
1.4. Không biết cách giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới
Đã qua rồi chuyện cứ mở cửa hàng là sẽ có khách bởi người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn mua sắm. Nếu cửa hàng bạn không tiếp cận được khách hàng thì dù sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý thì kinh doanh cũng không hiệu quả. Nhiều cửa hàng tốn khá nhiều chi phí cho khuyến mãi, các chương trình quảng cáo để thu hút khách hàng mới nhưng lại quên chăm sóc khách hàng cũ.
1.5. Không có kế hoạch kinh doanh dài hạn, dự phòng rủi ro
Trong kinh doan, kinh nghiệm phải có những kế hoạch cho trường hợp xấu nhất xảy ra. Do đó, nên có những dự phòng giải quyết hững rủi ro có thể sẽ phải đối mặt. Không nên dồn hết vốn đầu tư vào cửa hàng.
1.6. Khó khăn khi quản lý cửa hàng thực phẩm sạch
Mặt hàng thực phẩm sạch có những đặc thù hàng hóa, cần đảm bảo sự tươi ngon nhất. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng không trang bị đầy đủ thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hàng hóa trong ngày không bán hết ứ đọng phải bỏ đi rất lãng phí. Khách hàng, doanh số, lợi nhuận… cũng là những vấn đề bạn quan tâm hàng ngày, quản lý sao cho hiệu quả. Nếu chỉ sử dụng sổ sách ghi chép thông thường dễ gây ra tình trạng nhầm lẫn, thất thoát.
2. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch từ A-Z cho người mới bắt đầu
2.1. Tìm hiểu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng khu vực bạn định mở cửa hàng thực phẩm sạch
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng thực phẩm sạch, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện và thói quen đến cửa hàng thực phẩm sạch để mua sắm. Do đó, bạn cần nghiên cứu thói quen, thu nhập, mức sống của người dân, xem ở đó đã có cửa hàng thực phẩm sạch chưa hay chỉ có chợ dận sinh… Việc tìm hiểu thị trường ban đầu mất nhiều thời gian và công sức nhưng rất quan trọng để phát triển cửa hàng sau này.
2.2. Nên đa dạng nguồn hàng thực phẩm sạch
Để tăng doanh thu cho cửa hàng thực phẩm sạch, bạn nên đa dạng sản phẩm từ thực phẩm nội địa như rau củ quả hữu cơ, thịt tôm cua cá đến các mặt hàng nhập khẩu mà Việt Nam không có như cherry Úc, kiwi Mỹ, táo Mỹ… Thực phẩm càng đa dạng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thu hút nhiều khách hàng và nâng cao uy tín cửa hàng.
2.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Rất nhiều cửa hàng đã mở ra và gắn mác “thực phẩm sạch” tuy nhiên có bao nhiêu % số lượng cửa hàng cung cấp sản phẩm thật sự chất lượng. Trong khi khách hàng chưa tin tưởng mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm sạch. Do đó, để thu hút khách hàng, tạo sức cạnh tranh với đối thủ thì bạn cần tìm kiếm, xác minh nguồn gốc hàng hóa rõ ràng.
Nếu nhập hàng thực phẩm xanh hữu cơ trực tiếp tại các trang trại trong nước, bạn nên đến trang trại đó để kiểm tra. Sản phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, bảo quản. Đối với thực phẩm sống hoặc đông lạnh, nên có tủ mát bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn.
2.4. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm nông sản
Quản lý tồn kho hàng hóa gặp nhiều khó khăn do đa dạng sản phẩm với những đơn vị tính, phân loại hàng hóa, giá bán khác nhau. Các loại thực phẩm đông lạnh lại có số lô & hạn sử dụng khác nhau dễ nhầm lẫn trong quá trình bán hàng. Đặc biệt lượng khách hàng đông vào ngày các ngày lễ tết, trong khi cửa hàng đang áp dụng khuyến mãi một số mặt hàng nên xảy ra tình trạng nhầm lẫn trong quá trình thanh toán. Khách hàng phải chờ đợi lâu.
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm MISA eShop sẽ giúp bạn kinh doanh cửa hàng thực phẩm hiệu quả hơn:
– Quản lý tồn kho hàng hóa chính xác, tránh thất thoát
Phần mềm hỗ trợ quản lý không giới hạn số lượng mặt hàng, thống kê chi tiết số lượng hàng hóa theo loại hàng, nhà phân phối, khối lương, giá bán, hạn sử dụng. Bạn có thể tạo nhiều kho để theo dõi và phân chia đặc tính riêng biệt của từng kho. Ví dụ: kho rau củ quả sạch, kho thịt tươi, kho hải sản đông lạnh… để kiểm soát chính xác, tránh thất thoát. Phần mềm tự động cập nhật trạng thái tồn kho trên hệ thống và thông báo ngày cận date với từng loại hàng.
– Đầy đủ nghiệp vụ cho các bộ phận thu nhân, nhân viên bán hàng
Nếu cửa hàng thực phẩm của bạn có nhân viên hỗ trợ, bạn có thể phần quyền quản lý để nhân viên thực hiện các thao tác: tìm kiếm sản phẩm, tính tiền, quản lý kho hàng… để bán hàng dễ dàng hơn. Trong quá trình bán hàng, có thể tạo nhiều mức giá khác nhau phù hợp với nhóm khách hàng hoặc áp dụng các chương trình khuyến mãi.
– Nâng cao hiệu quả bán hàng
Phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm tích hợp với các thiết bị như máy quét mã vạch, máy POS mini để tính tiền chính xác, in hóa đơn nhanh chóng.
– Quản lý khách hàng
Quản lý không giới hạn số lượng khách hàng thông qua các thông tin cơ bản như: họ tên, SĐT, địa chỉ, lịch sử mua hàng… để theo dõi và chủ động phân tích nhu cầu của thị trường. Phần mềm cũng tích hợp miễn phí với ứng dụng 5Shop – tích điểm điện tử cho khách hàng.
2.5. Phát triển kênh bán hàng kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch online
Trên Facebook có rất nhiều hội, nhóm trao đổi mua bán nông sản, thực phẩm sạch. Bạn có thể mở rộng thêm kênh bán hàng online bằng cách tạo tài khoản cá nhân, fanpage, tham gia và các hội nhóm đó, thậm chí tạo website bán hàng để tăng doanh thu, nâng cao uy tín. Cập nhật thường xuyên các sản phẩm mới trên các gian hàng online và liên kết với một số nhà vận chuyển uy tín để giao hàng
Xu thế mua sắm trực tuyến lên ngôi, chỉ với một vài thao tác hàng đã giao đến tận nơi. Người tiêu dùng yêu thích sự tiện lơi và nhà bán hàng như bạn cũng nên cập nhật xu hướng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhiều bạn trẻ đang loay hoay phát triển cửa hàng thực phẩm, hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để giúp bạn khởi nghiệp thành công.
Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý kinh doanh cửa hàng thực phẩm MISA eShop