Đại dịch Covid – 19 đã tác động đến hình thức kinh doanh, mua sắm của tất cả mọi người chuyển từ offline sang online. Các shop thời trang, mỹ phẩm, mẹ và bé, điện tử điện lạnh… nhận ra tầm quan trọng của mô hình kinh doanh trực tuyến. Hậu Covid, các doanh nghiệp cũng như các anh chị chủ shop bán lẻ tập trung phát triển mô hình bán hàng đa kênh để tiếp cận tới nhiều khách hàng, gia tăng cơ hội bán hàng, doanh số. MISA eShop gợi ý 15 chiến lược để gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến vào năm 2021.
Đọc thêm:
>> Mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục bùng nổ, cửa hàng bán lẻ đừng bỏ lỡ!
>> [Infographics] Phân tích nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
1. Xác định khách hàng mục tiêu
“Khi 10-20% nhân viên bán hàng bỏ lỡ khách hàng mục tiêu, vấn đề nằm ở nhân viên bán hàng. Nhưng khi tất cả nhân viên bán hàng đều bỏ lỡ, vấn đề nằm ở chỗ bạn đã không xác định đúng khách hàng mục tiêu”.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để tăng doanh số bán hàng trực tuyến là xác định đúng khách hàng mục tiêu dựa trên một vài tiêu chí dưới đây.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường – Tìm hiểu thị trường là bước đầu tiên của bạn để phát triển một kế hoạch bán hàng tốt. Nghiên cứu kỹ lưỡng giúp bạn hiểu các phân khúc thị trường mục tiêu, mục tiêu của họ, những vấn đề và cách mua hàng để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
- Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu – Từ kết quả nghiên cứu thị trường giúp bạn hình dung ra chân dung khách hàng mục tiêu (giới tính, độ tuổi, thói quen sử dụng MXH, các vấn đề, nhu cầu, tài chính, sở thích….) để nhắm mục tiêu tốt hơn đến khách hàng lý tưởng của bạn. Chân dung khách hàng càng cụ thể càng giúp bạn tìm được những sở thích, mong muốn, thị hiếu của khách hàng.
- Xác định chiến lược tiếp thị – Dựa trên phân tích nghiên cứu và chân dung khách hàng, bạn phải vạch ra chiến lược tiếp thị sản phẩm tiếp cận tới khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm và chốt đơn thành công.
2. Thông điệp marketing rõ ràng
Thông điệp thương hiệu là đề xuất giá trị độc đáo của sản phẩm/thương hiệu truyền tải đến với khách hàng để họ mua sản phẩm của bạn. Mỗi thông điệp có khoang 10s – 15s để tạo ấn tượng và quyết định xem khách hàng có dừng lại tìm hiểu hay bỏ qua. Thông điệp càng đồng nhất (ngôn từ, thiết kế….) thì càng dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Một số phương pháp truyền tải thông điệp truyền thông:
- Xây dựng nội dung có giá trị – (Định dạng text, ảnh)
- Sản xuất video review sản phẩm, feedback của khách hàng – Quảng cáo bằng video sẽ giúp tăng số lượt chuyển đổi trung bình khoảng 86%. Thông tin trực quan có tác động nhanh hơn văn bản và khách hàng cũng sẽ tiếp nhận thông tin nhanh hơn.
3. Sử dụng chatbot để tăng tương tác với khách hàng
Messenger Facebook hoặc các nền tảng mạng xã hội khác là một trong những công cụ được khách hàng hiện nay rất yêu thích. Trong đó chatbot tích hợp trên messenger Facebook trả lời bình luận, tin nhắn tự động theo kịch bản. Hỗ trợ tư ván trực tiếp và giải quyết các vấn đề phát sinh khi mua sắm
Đối với chủ shop, lợi ích khi sử dụng chatbot tự động:
- Chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng – Thực hiện trò chuyện trực tiếp giúp tối đa hóa khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa lợi tức đầu tư (ROI) của doanh nghiệp. Hỗ trợ bán hàng trong thời gian thực và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
- Giảm chu kỳ bán hàng – Không giống như các kênh khác như email hoặc điện thoại, trò chuyện trực tiếp xử lý các phản đối của khách hàng nhanh hơn, tối giản quy trình bán hàng.
- Định tuyến các cuộc trò chuyện bán hàng đến đúng nhóm – Bạn có thể gắn nhãn dán và id QC để xác định các cuộc trò chuyện đúng nhóm để theo dõi. Bạn sẽ biết được khách hàng nào đã chốt đơn, đã mua hàng hoặc quảng cáo nào ra nhiều tương tác nhất.
- Giảm tỷ lệ thoát, chăm sóc khách hàng cũ – Việc gửi tin nhắn hàng loạt thông báo các chương trình khuyến mãi, giới thiệu BST mới tới khách hàng đã từng inbox cho page là cách re-marketing hiệu quả.
4. Tập trung vào trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Xu hướng mua sắm online đã trở lên phổ biến, khách hàng có thói quen xem đồ ở cửa hàng nhưng quyết định mua sắm online trên Shopee. Hoặc ngược lại, thấy sản phẩm trên Shopee nhưng quyết định ra cửa hàng để xem trực tiếp và mua sắm. Trong hành trình đó, dù offline hay online nếu sản phẩm của bạn đều tiếp cận được với khách hàng thì chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội gia tăng đơn hàng, doanh số.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng mục tiêu, bạn sẽ xác định được những kênh mua sắm yêu thích và thói quen của khách hàng. Từ đó phát triển gian hàng của mình trên những kênh phù hợp (cửa hàng, online facebook, sàn TMĐT, Zalo Shoop, website….). Việc gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng là yêu tố ảnh hưởng đến doanh thu cửa hàng của bạn.
5. Chế độ bảo hành, hậu mãi, đổi trả (nếu có)
Tâm lý khách hàng thường lựa chọn những cửa hàng, thương hiệu có tên tuổi được nhiều người biết đến. Một phần vì tin tưởng một phần cũng vì những chế độ bảo hành, hậu mãi hoặc đổi trả, chăm sóc khách hàng sau mua. Vì vậy, tùy theo sản phẩm bạn có thể tạo những dịch vụ hoặc chương trình hậu mãi phù hợp để làm chiến lược gia tăng doanh số. Ví dụ như cửa hàng quần áo có thể freeship bán kính 5km đối với đơn hàng từ 500k hoặc đổi trả trong vòng 7 ngày đối với hóa đơn mua tại cửa hàng, bill nguyên giá.
6. Chiến lược gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến nhờ feedback của khách hàng
Feedback của khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ khi cân nhắc giữa hai thương hiệu, hai cửa hàng, người mua thường hỏi ý kiến của những người khác hoặc lên mạng tìm đọc review. Đặc biệt, nếu bạn có kinh doanh online trên sàn TMĐT thì phần đánh giá của khách hàng vô cùng quan trọng. Theo thống kê 9/10 người đều đọc đánh giá trước khi quyết định mua hàng.
Khi tập trung đẩy mạnh phần chăm sóc khách hàng để nhận được những feedback tích cực. Bạn sẽ nhận ra rằng, nó:
- Ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng – Đánh giá sản phẩm có sức ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng. 68% người mua sắm trực tuyến có nhiều khả năng mua sắm tại shop có đánh giá tích cực.
- Tăng cường lòng tin của khách hàng – Những đánh giá tích cực dễ dàng lấy được lòng tin của khách hàng mới.
- Tương tác với khách hàng tốt hơn – Những bài đánh giá sản phẩm tạo cơ hội để shop tương tác lại với khách hàng đã mua sản phẩm bên shop. Thiết lập kết nối cảm xúc với khách hàng sẽ mang lại doanh thu cao hơn 23% so với việc không tạo ra dấu ấn nào cả.
Mỗi chiến lược trên có thể làm tăng đáng kể doanh số bán hàng trực tuyến và tạo ra doanh thu cao trong những trường hợp thích hợp, nhưng các lựa chọn tối ưu cho công ty của bạn sẽ phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về khách hàng mà bạn phục vụ.
Các anh chị chủ shop có thể tham khảo một trong những chiến lược gia tăng doanh số trên để phù hợp với nhóm khách hàng, sản phẩm cung cấp. Chúc các anh chị kinh doanh thành công!
Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí nền tảng quản lý bán hàn đa kênh MISA eShop: