Facebook là trang bán hàng trực tuyến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Hơn 60% người kinh doanh lựa chọn Facebook là kênh bán hàng chủ yếu. Bên cạnh những shop phất lên như diều gặp gió khi chạy quảng cáo thì có những shop thường xuyên gặp tình trạng bị Facebook hạn chế hoặc fanpage bị khóa. Đau thương hơn có những fanpage đang hoạt động hiệu quả, bỗng nhiên bị cấm, mất hết khách hàng đang có, kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Vậy làm gì khi fanpage của bạn bị khóa?
Đọc thêm:
>> Để kinh doanh online thành công hãy hiểu những thuật ngữ trong Facebook Ads
>> Cách ẩn comment trên Fanpage để tránh bị cướp khách hàng
1. Những lý do khiến fanpage bị khóa
Fanpage bị khóa là tình trạng bị tạm ngừng hoạt động hoặc không thể truy cập do vi phạm các quy định hoặc chính sách của nền tảng. Có nhiều nguyên nhân khiến fanpage bị khóa như vi phạm các quy định về bản quyền, nội dung không phù hợp hoặc các hành vi gian lận hoặc spam.
Cùng tìm hiểu những lý do phổ biến khiến fanpage bị khóa:
1.1. Block rate (tỷ lệ chặn) cao
Block rate là tỷ lệ tin nhắn từ page gửi đi mà bị khách hàng đánh dấu block. Ví dụ trong 1 ngày page gửi tin nhắn cho 100 khách hàng, nếu có 3 khách hàng thì black rate là 3%.
Block rate bao nhiêu là cao?
- 1-2%: Bình thường. Shop có thể yên tâm với tỷ lệ này.
- 3-5%: Tỷ lệ nguy hiểm nên tìm nguyên nhân và khắc phục.
- 6-8%: Tỷ lệ cao, chạm ngưỡng 8% thì page sẽ bị khóa.
Nguyên nhân phổ biến khiến người nhận block tin nhắn của page có thể là: gửi sai đối tượng; nội dung tin nhắn nhàm chán, không hữu ích; thương hiệu không được nhiều người yêu thích; gửi quá nhiều tin nhắn gần nhau…
Facebook là một trong những kênh online chính của các shop thời trang
1.2. Vi phạm chính sách 24+1 của FB
Chính sách 24+ 1 của Facebook yêu cầu page chỉ được phép gửi tin nhắn cho 1 khách hàng trong vòng 24h sau khi người đó nhắn tin với page. Ngoài khoảng 24h thì được nhắn thêm 1 tin nhắn nữa với điều kiện là tin nhắn tiêu chuẩn (còn gọi là tin nhắn theo dõi hoặc tin nhắn đăng ký – subcription message).
Như vậy, khi một khách hàng đã ra khỏi vòng 24h kể từ khi khách hàng đó nhắn tin lần cuối với page. Nếu page cố tình gửi nhiều tin nhắn thì số tin nhắn đó sẽ không thể gửi đến khách hàng được. Đồng thời fanpage bị khóa nhanh hơn.
1.3. Không tuân thủ quy định về gửi tin nhắn đăng ký ( Subcription message)
Tin nhắn đăng ký là tin nhắn không chứa quảng cáo (non-promotional message) được gửi ngoài khoảng 24h kể từ lần cuối khách hàng nhắn tin cho page. Tin nhắn đăng ký phải thỏa mãm một số điều kiện sau:
- Không chứa nội dung quảng cáo.
- Chỉ chứa nội dung mang tính theo dõi cuộc trò chuyện như news, productivity ỏ pesonal trackers.
Vì thế, nếu đã ra khỏi khoảng 24h mà page cố tình gửi các tin nhắn có chứa từ ngữ quảng cáo như “sale”, “flash sale”, “khuyến mại”… tức là đã vi phạm chính sách của Facebook.
Số lượng tin nhắn bị xóa và bị đánh dấu spam ở mức đỏ- đáng báo động!
1.4. Vượt quá giới hạn về số lượng cuộc gọi API
Khi page gửi 1 tin nhắn đến người dùng thì được tính là 1 cuộc gọi API lên Facebook. Nếu page bị quá giới hạn API thì sẽ bị Facebook chặn toàn bộ tin nhắn, bình luận, like…
Cứ 1 người tương tác với page (like, comment, share, inbox) thì page được cộng 4.800 API. Giả sử có 50.000 khách hàng tích lũy đã từng nhắn tin với page nhưng trong 1 ngày page chỉ có 10 người tương tác thì chỉ thu được 48.000 API.
Nếu page thực hiện gửi tin nhắn hàng loạt đến 50.000 người – 50.000 API, tức là đã vượt quá giới hạn. Vì thế, không phải cứ gửi nhiều và gửi nhanh tin nhắn là đã tốt. Quan trọng là phải thu được tương tác để tăng được số lượng API. Mặt khác, nên kéo dài thời gian giữa các lần gửi tin để chờ khách hàng tương tác lại, page sẽ có thêm API để gửi tin tiếp mà không sợ Facebook chặn.
>> Làm sao để page của bạn hiển thị vị trí đầu tiên khi tìm kiếm trên facebook
2. Làm gì khi fanpage của shop bị khóa?
Việc duy nhất mà shop có thể làm là “kháng cáo” (Appeal) và giải thích một cách thành thật về những vi phạm mà shop đã làm. Và chờ đợi! Có thể là 1 vài tuần hoặc cũng có thể là một vài tháng.
Điều này đồng nghĩa với việc kinh doanh của shop sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, đơn hàng sụt giảm, doanh thu xuống dốc, thua lỗ. Vậy nên, đừng chờ đến khi bị khóa page mới kháng cáo. Hãy có những biện pháp phòng tránh ngay hôm nay.
Fanpage bị khóa trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
3. Khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa dành cho fanpage
3.1. Theo dõi thường xuyên phân tích trang (Page Insight)
Đừng chờ đến khi Block rate tăng cao chủ shop mới đi tìm nguyên nhân. Hãy cố gắng giữ số lượng hội thoại bị xóa và số lượng bị đánh dấu spam ở mức cho phép (màu xanh). Nếu shop thấy có nhiều tin nhắn bị xóa/spam mà vẫn tiếp tục gửi tin nhắn như cũ thì khả năng bị bloc là rất cao.
3.2. Lựa chọn chiến lược quảng cáo phù hợp, lựa chọn thời gian gửi tin nhắn an toàn
Đối với từng khách hàng mới tiếp cận thì 1-2 tin nhắn trong 24h đầu tiên là ổn. Còn với những khách hàng thân quen thì có thể gửi từ 3 tin nhắn trở lên trong 24h.
3.3. Nâng cao hiệu quả tương tác
Cố gắng nâng cao hiệu quả tương tác để sao chép lại chu lỳ 24+1 và tăng số lượng API cho page
3.4. Gửi tin nhắn tới khách hàng
Nên gửi ít tin trong khoảng 1 thời gian, giãn cách thời gian giữa các lần gửi tin
3.5. Tạo phân khúc khách hàng để có phương pháp phù hợp với từng đối tượng
Tạo phân khúc khách hàng yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng tỷ lệ ROI (Return of Investment/tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư). Từ đó shop có thể phân chia ngân sách quảng cáo tốt hơn và tận dụng cơ hội để tăng doanh thu.
Có thể chia khách hàng thành nhiều nhóm dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm. Từ đó sẽ hiểu được những nhu cầu mua sắm của các tệp khách hàng và kịp thời phản hồi những nhu cầu này.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách thức bảo vệ fanpage cho shop thời trang. Chúc fanpage của shop bạn hoạt động tốt, thu hút khách hàng. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này tới mọi người nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Facebook vừa nhiều đơn vừa tiết kiệm
>> Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chuyên nghiệp